Page 714 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 714

TƯ TƯỞNG MỚI CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN



                                                             PGS.TS. PHẠM QUỐC SỬ

                                                          Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


                            1. Các quan điểm về nhân dân trước Hồ Chí Minh

                            Trước Hồ Chí Minh, đã có nhiều nhà tư tưởng phương Đông nói về dân
                      hay nhân dân.
                            Ở Trung Hoa thời Chiến quốc, Mạnh Tử (372 TCN-289 TCN) nói: “Dân vi
                      quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh; thị cố đắc hồ kì dân nhi vi thiên tử ” (Dân là
                      quý, sau mới đến xã tắc/đất đai, còn vua là khinh, cho nên có được lòng dân rồi
                      mới làm thiên tử - Tận tâm, hạ, bài 14). Đây là tư tưởng rất táo bạo trong thời
                      quân chủ mà sự chuyên chế đang trở thành xu hướng của thời đại. Mạnh Tử đã
                      có lý, bởi dân là quan trọng, có dân mới có nước (xã tắc), mà có dân, có nước thì
                      mới có vua (quân). Đến Tuân Tử (313 TCN - 238 TCN), người đã khơi mào cho
                      tư tưởng pháp trị ở Trung Hoa thời cổ đại, còn đưa ra một nhận xét rất sắc sảo

                      về dân và quan hệ giữa vua chúa và chúng dân: “Quân giả chu dã, thứ dân giả
                      thủy dã, thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc chu” (Vua là thuyền, dân là nước, nước
                      chở thuyền, nước cũng lật thuyền).
                            Các  sách  cổ  Trung  Hoa  (Hán  thư,  Sử  ký)  từng  dẫn  một  câu  nổi  tiếng:
                      “Vương  giả  dĩ  dân  vi  thiên,  nhi  dân  dĩ  thực  vi  thiên”,  có  nghĩa  là  bậc  quân
                      vương lấy dân làm trời, còn dân thì lấy sự ăn làm trời. Chữ “Thiên” (trời) ở đây
                      có nghĩa là cao hơn hết, quan trọng hơn hết. Câu này trở thành đạo lý cai trị của
                      những bậc minh quân ở các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Hoa.
                            Những lời trên đều là quan điểm bất hủ về dân, có điểm chung đều coi dân
                      là thứ nhất, là gốc của nước. Bởi thế, Kinh Thi có câu: “Dân duy bang bản, bản
                      cố, bang ninh” (Dân là gốc nước, gốc vững, nước yên); còn sách Đại học dạy:
                      “Đạo đắc chúng tắc đắc quốc, thất chúng tắc thất quốc” (Đường lối được dân

                      chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước). Đó cũng là những điều răn
                      dạy của Thánh hiền và kinh điển Nho giáo, giúp cho người “quân tử” (người cai
                      trị, tức vua - quan) hiểu đúng về dân để trị dân. Tuy nhiên, những kiến thức ấy
                      có phần “lạnh lùng”, ít cảm xúc, được xem như kinh nghiệm, công cụ tư tưởng
                      của thuật “trị người”.
                            Đến vua chúa và các bậc hiền nhân, tướng lĩnh Việt Nam thời phong kiến,


                                                               712
   709   710   711   712   713   714   715   716   717   718   719