Page 663 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 663
*
* *
Trong khi quân và dân ta bắt tay vào những công việc đầu tiên
chuẩn bị cho mùa khô năm 1953 thì Tổng Chỉ huy Xalăng đang ở
vào “những ngày u ám nhất”. Viên tướng Pháp không hề nghĩ rằng
đòn Thượng Lào “nhẹ nhàng đến thế” (như cách nói của giới báo
chí) lại là “cú hích quyết định” khiến ông ta phải rời khỏi chiếc ghế
tổng chỉ huy và hồi hương.
Phải nhận rằng Bộ Chỉ huy Pháp đã hết sức chèo chống trong
mấy tháng hè vừa qua. Nhưng mọi việc làm của phía Pháp đều
không ngoài dự kiến của Bộ Thống soái của ta, từ những việc ném
quân dù xuống vùng Hoà Bình, Chợ Bờ, đánh phá tuyến vận tải tiếp
tế, đến việc đưa lực lượng cơ động lên tăng cường cho Luông Phabang
và Cánh Đồng Chum, v.v.. Nhưng mọi cố gắng đó đều không cản
trở được cuộc tiến quân của chủ lực đối phương sang chiến trường
phía tây.
Tướng Xalăng đã có cách nói sao cho có sức thuyết phục Pari
về sự kiện Sầm Nưa. Nào là vấn đề rút quân khỏi Sầm Nưa đã
từng được đem ra thảo luận hồi tháng 2 với cả Thống chế Gioăng
và Bộ trưởng Lơtuốcnô và mọi người đã thống nhất là khi bị uy
hiếp thì nên rút chạy vì không thể chấp nhận một cuộc chiến đấu
không cân sức để rồi chịu những tổn thất về người và để trang bị
rơi vào tay Việt Minh; nào là quân Pháp rút đi để cho đối phương
tiếp quản một vùng mà họ không thể trú chân được vì không thể
giải quyết được vấn đề tiếp tế và ngay trong mùa mưa này họ sẽ
trở thành con mồi cho du kích Mẹo; nào là ngay sau khi buộc phải
rút quân khỏi Sầm Nưa, ngày 18/4, Tướng Xalăng đã đích thân
sang gặp Sisavăngvông để làm yên lòng nhà Vua và Thái tử
Savang về khả năng bảo vệ mấy trung tâm sinh tử của nước Lào là
Viêng Chăn, Luông Phabang và Cánh Đồng Chum.
661