Page 290 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 290

288











                            CÔNG GIÁO PHÁP CHỐNG CHIẾN TRANH

                                          XÂM LƯỢC Ở VIỆT NAM




                              Năm ngoái, trong một cuộc đại hội, bà con Công giáo Pháp do
                           linh mục Buliê đứng đầu đã lên tiếng chống chiến tranh xâm lược
                           Việt Nam. Vừa rồi, 39 đại biểu Tin lành (20 linh mục và 9 vị giáo
                           thụ đại học) cũng kêu gọi tín đồ chống chiến tranh phi nghĩa ở
                           Việt Nam. Lời kêu gọi nói: “Suốt mấy năm, nước Pháp đã gây nên
                           chiến  tranh  khủng  khiếp  ở  Việt  Nam.  Mỗi  năm  có  hàng  ngàn
                           người chết. Nào khủng bố bằng bom napan, nào bắn chết những
                           người vô tội, biết bao cảnh đổ máu và đau thương... Ngày nay,
                           không một người Pháp chân chính nào tán thành chiến tranh ấy.
                           Ai cũng mong chấm dứt chiến tranh ấy. Đạo Tin lành trung thành
                           với Kinh Thánh, không thể tha thứ cuộc chiến tranh ấy...”.
                              Thế là ngoài bọn đại phản động Pháp, tôi tớ của đế quốc Mỹ,
                           thì nhân dân Pháp, lương cũng như giáo, đều chống chiến tranh ở
                           Việt  Nam.  Thái  độ  đúng  đắn  của  bà  con  tôn  giáo  Pháp  là  một
                           tiếng chuông thức tỉnh một số ít đồng bào Công giáo ta, vì nhẹ dạ
                           nghe lời bọn phản động mà đi lầm đường. Mong những đồng bào
                           đó mau mau giác ngộ và quay về với kháng chiến, để phụng sự
                           Đức Chúa, phụng sự Tổ quốc.
                                                                                   C.B.
                           -  Báo Nhân Dân, số 73,
                            ngày 11-9-1952, tr.2.
                           -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
                            t.7, tr.491.
   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295