Page 307 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 307

HAI VỊ LINH MỤC ĐỨNG ĐẮN                               305




                              Hôm  28-5-1952,  Cha  Canhơ  (Cagne)  và  Cha  Buê  (Bouyer)
                           cùng con chiên và nhân dân Pari đi biểu tình, chống tướng dịch
                           hạch Mỹ là Rítuây. Theo lệnh đế quốc Mỹ, cảnh sát Pháp bắt hai
                           Cha  về  bốt,  giam  một  đêm,  rồi  đưa  ra  tra  khảo.  Chúng  mắng
                           nhiếc hai Cha: "Đồ tồi! Linh mục linh miếc gì chúng mày! Chúa
                           chúng mày ở bên Mạc Tư Khoa kia kìa. Để ông cho chúng mày
                           biết  tay!".  Mắng    xong,  chúng  lại  đánh.  Đánh  xong,  chúng  lại
                           mắng. Làm cho hai Cha vỡ đầu, chảy máu. Nhưng hai Cha vẫn
                           giữ thái độ đường hoàng, bất khuất.
                              Bọn đế quốc phản động do Mỹ cầm đầu thường vẫn tuyên bố
                           là  kính  trọng  tôn  giáo.  Chúng  lại  nỏ  mồm  vu  cáo  Liên  Xô,  các
                           nước dân chủ nhân dân, các đảng cộng sản và công nhân không
                           tôn trọng tôn giáo. Việc bắt bớ và tra tấn hai Cha Canhơ và Buê
                           chứng tỏ: Bọn đế quốc phản động không chút gì kính trọng tôn giáo, và
                           những lời chúng nói toàn là để lừa bịp những người tôn giáo.
                              Nhân dịp này, ta cũng cần nhắc lại rằng: Nhiều linh mục và
                           anh chị em Công giáo Pháp cũng kịch liệt chống chiến tranh xâm
                           lược ở Việt Nam. Những người ấy, cũng như hai Cha Canhơ và
                           Buê, mới thật là tuân theo lòng bác ái của Đức Chúa.

                                                                                 C.B.
                           -  Báo Nhân Dân, số 80,
                            ngày 30-10-1952, tr.2.
                           -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
                            t.7, tr.510.
   302   303   304   305   306   307   308   309   310   311   312