Page 728 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 728
726
NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Đông gắn chặt với các đảo ở bờ biển vùng đó. Các đảo đó có
hai cứ điểm ở trên lục địa: phía bắc là Triều Tiên và phía nam
là Đông Dương. Giữa hai cứ điểm đó là các đảo Nhật Bản,
Lưu Cầu, Ôkinaoa, Đài Loan, Phi Luật Tân, Úc, Tân Tây
Lan...”. Thì ra, chúng dám nói toạc ra là chúng muốn thôn
tính những nước nói trên trong đó có nước ta.
Vũ khí và đôla “viện trợ” của Mỹ mở đường cho chúng
xâm nhập về kinh tế, hất cẳng Pháp để tước đoạt những tài
nguyên phong phú của nhân dân Đông Dương. Hiệp ước viện
trợ quân sự ngày 23-1-1950 ký giữa Mỹ, thực dân Pháp và
những chính phủ bù nhìn ở Đông Dương lúc ấy, có ghi rõ một
khoản là “phải giao cho Mỹ những nguyên liệu và những sản
phẩm mà Mỹ cần, vì trong nguồn tài nguyên của Mỹ không có
hay chưa khai thác được” (Điểm 2, khoản 1 trong hiệp ước đó).
Ở Đông Dương hiện nay có những công ty độc quyền lớn
của Mỹ như 2 công ty dầu hoả, Công ty phốtphát Phơlôriđa,
Công ty thép Bétlem. Hiện nay, các hãng độc quyền Mỹ chiếm
những vị trí quan trọng trong nền kinh tế Đông Dương (ở vùng
quân Pháp tạm đóng), nhất là trong công nghiệp quặng mỏ.
Trong các công ty Pháp - Mỹ đã thành lập như “Công ty Đông
Dương”, Công ty “đầu tư tại Đông Dương”, Công ty “Nam
Hoa”, Công ty “thuỷ điện Nam Hoa”, v.v., tư bản của Mỹ dần
dần gạt tư bản của Pháp ra ngoài. Nhiều công ty như: “Công ty
mới sản xuất phốtphát Bắc Kỳ”, Công ty “tìm và khai thác
quặng Đông Dương”, v.v. phụ thuộc hẳn vào bọn tư bản độc
quyền Mỹ. Tại những nơi khai thác bạc và chì trước kia nằm
trong những công ty hỗn hợp Pháp - Việt nay đã hoàn toàn rơi
vào các công ty Mỹ. Đầu năm 1952, công ty cao su Mỹ có 65%
cổ phần trong công ty Misơlanh của Pháp. Hiện nay công ty
Mỹ đã có những đồn điền cao su rộng 17 nghìn mẫu tây.