Page 820 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 820
818
NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Nhân dân còn hăng hái thực hiện ba khẩu hiệu “không ăn”,
tức là không ăn bột tốt, không ăn quả tốt, không ăn cá tốt. Nói
chung là thứ gì tốt cũng không dùng, nhịn để bán ra nước
ngoài, đổi lấy máy móc. Thật là thắt lưng buộc bụng, chịu cực chịu
khổ, để xây dựng nước nhà.
Nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, tin tưởng vào
Đảng, tin tưởng vào lực lượng của mình, tin tưởng vào tương lai
của chủ nghĩa xã hội, cho nên dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn,
không những khôi phục lại kinh tế cũ và phát triển thêm xí
nghiệp mới, mà còn xây dựng nhiều thành thị mới, thí dụ như
thành phố “Thanh niên”.
Ngày nay “Thanh niên” là một thành phố công nghiệp rất
phồn thịnh, nhưng trước cách mạng, đó là một vùng rừng
hoang. Sau Cách mạng Tháng Mười, thanh niên Liên Xô biết ở
đó có mỏ, bèn rủ nhau xung phong đi khai thác. Lúc đầu máy
móc thiếu, kinh nghiệm thiếu, nhà cửa chưa có, giao thông khó
khăn, nước độc, muỗi nhiều... Nói tóm lại: hoàn cảnh rất khó
khăn. Chỉ do tin tưởng, hăng hái và quyết tâm, mà thanh niên
đã vượt được mọi khó khăn, xây dựng thêm cho Tổ quốc một
thành phố thịnh vượng. Để ghi công những anh hùng tuổi trẻ,
Đảng và Chính phủ đã đặt tên thành phố ấy là “Thanh niên”.
Riêng trong tỉnh Mátxcơva đã có bảy thành phố mới như kiểu
thành phố “Thanh niên”.
Đến năm 1929 - 1930, tức là 14 năm sau cách mạng thành
công và bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thì đời sống bắt
đầu cải thiện và càng ngày càng sung sướng.
Năm 1941, cuộc chiến tranh chống phát xít Đức, Ý, Nhật nổ
bùng. Trong cuộc chiến tranh ấy, Liên Xô lại phải hy sinh rất
nhiều người, nhiều của. Giặc phát xít đã đốt phá:
98.000 hợp tác xã nông nghiệp.