Page 941 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 941
939
TÌNH HÌNH KINH TẾ MIỀN NAM
Còn về “chủ quyền kinh tế” thì trong một phiên họp ở Hoa
Thịnh Đốn của các nhà tư bản Mỹ (1-3-1958), đại biểu miền
Nam đã tuyên bố rằng: “Chính quyền miền Nam cho vấn đề
đầu tư vốn ngoại quốc là điều ta hết sức mong mỏi, chứ không
hề coi đó là một mối hại phải cam chịu... Nhà tư bản ngoại quốc
đầu tư vào Việt Nam sẽ gặp một vùng còn hoang vắng, không có
một sức cạnh tranh nào...”.
Cùng ngày 7-10-1957, Tổng Ngô nói: “Chúng ta đã ra khỏi
kinh tế thời chiến để tiến dần đến kinh tế thời bình...”.
Nhưng báo Chấn hưng kinh tế ở Sài Gòn (27-2-1958) viết:
“1- Nền kinh tế Việt Nam về phương diện ngoại thương
vẫn còn ở trong giai đoạn chiến tranh... Nhập khẩu vẫn còn hơn
xuất khẩu quá nhiều.
2- Trong một nền kinh tế chiến tranh, bất đắc dĩ phải nhập
nhiều hơn xuất, nhưng chỉ được nhập những hàng thật cần
thiết. Đằng này ta nhập khẩu quá nhiều, mà phần lớn là những
hàng tiêu thụ, đôi khi lại là xa xỉ phẩm”.
Ngày 10-4-1958, bốn vị linh mục và 51 vị chủ nhà máy và
hợp tác xã vải, sợi đã gửi cho Bộ Kinh tế miền Nam một bức
thư, trong đó có câu:
“Hai phần ba các xưởng kỹ nghệ đã đóng cửa và ba phần tư
các nhà tiểu công nghệ đã ngừng hoạt động, hàng triệu thước
hàng còn chồng chất không nơi tiêu thụ, hàng nghìn gia đình
rơi vào cảnh thất nghiệp... Hiện nay hàng vải nhập cảng đang
ối đọng, có thể đủ cho dân chúng dùng trong một thời gian khá
lâu nữa, trong lúc hàng mới tiếp tục cập bến và hàng nội hóa
không bán được đang chất thành núi, giữa lúc sức mua của quần
chúng một ngày một sa sút. Nếu không có một sự kiên quyết hạn
chế số hàng nhập cảng... thì không những các nhà nhập cảng
hàng vải bị lung lay, mà các nhà dệt trong nước đều phá sản hết”.