Page 964 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 964

962
                                            NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
                           nghiệp được tổ chức , sản xuất đã tăng lên và đời sống nông
                                                 1
                           dân  đã  được  cải  thiện  nhiều.  Từ  mùa  Thu  năm  ngoái,  nhờ
                           chỉnh phong mà công việc và đời sống nông dân càng cải thiện

                           nhiều hơn nữa. Sau đây, tôi nêu một làng, một huyện và một
                           tỉnh làm thí dụ.

                              Làng Thiên Sư:
                              Ngày xưa là một làng lạc hậu nhất, nghèo khổ nhất trong
                           tỉnh  Hồ  Bắc,  cả  làng  chỉ  có  mấy  đám  ruộng  xấu  và  nương

                           khô trên đồi. Các làng lân cận đã có câu hát mỉa mai đối với
                           Thiên Sư:
                                            “Khuyên em chớ lấy trai làng Sư,

                                     Nương đồi khô héo, nước hiếm như ngọc vàng!”.
                              Vì  thiếu  nước  mà  ruộng  xấu.  Vì  ruộng  xấu  mà  nông  dân
                           thường bỏ không cày, đi tìm công việc làm ăn nơi khác.

                              Khi chi bộ Đảng đề nghị làm thủy nông, dân làng không tán
                           thành vì họ không tin tưởng.
                              Chỉnh phong bắt đầu. Bí thư chi bộ tự ra tay làm một đám

                           ruộng thí nghiệm và động viên cả chi bộ, cả dân làng thảo luận
                           sôi nổi vấn đề làm thủy nông và làm ruộng thí nghiệm.
                              Được phát biểu ý kiến đầy đủ và thảo luận kỹ càng, nhiều

                           nông dân tán thành, nhưng có một số người vẫn còn do dự, họ
                           nói: “Kỹ thuật ta kém, nguồn nước khô khan, ruộng rẫy chật

                           hẹp, cải thiện thế nào?”.
                           _______________
                              1. Năm 1950 mới có 219 nông hộ vào hợp tác xã nông nghiệp, năm
                           1952 có 268 nông hộ và năm 1954 có 2.297 nông hộ.
                              Từ 1955 đến 1957 là thời kỳ phát triển mạnh: Năm 1955 hợp tác xã
                           nông nghiệp gồm có 14% tổng số nông hộ, năm 1956 92% và năm 1957
                           98% (T.G).
   959   960   961   962   963   964   965   966   967   968   969