Page 130 - 9786045773079
P. 130

trên  môi  trường  mạng  vừa  thiếu,  vừa  chưa  đồng
          bộ, còn thiếu các văn bản quy định việc nhận dạng
          dẫn đến khó khăn trong quản lý đối tượng học sinh
          bị xâm hại trên môi trường mạng. Cùng với đó là
          quy định về trách nhiệm, quyền hạn cũng như sự

          phối hợp của các ngành, các cấp và gia đình trong
          công tác phòng ngừa, tiếp cận thông tin, can thiệp
          sớm, bảo vệ khẩn cấp, phục hồi và tái hòa nhập cộng
          đồng cho trẻ em, học sinh bị xâm hại, bị bóc lột, trẻ
          em, học sinh bị mua bán trên môi trường mạng còn
          chưa cụ thể. Việc can thiệp, xử lý của cơ quan quản
          lý về truyền thông, cơ quan, tổ chức bảo vệ học sinh
          đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông
          tin mạng và các cá nhân sử dụng mạng để thực hiện

          hành vi xấu đối với học sinh chưa thực sự hiệu quả.
          Trên thực tế, vẫn có một số vụ việc vi phạm pháp
          luật trên môi trường mạng, xâm phạm quyền, lợi ích
          học  sinh  trên  môi  trường  mạng  mà  chưa  được  cơ
          quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật
          kịp thời phát hiện và xử lý.
              Để bảo vệ có hiệu quả quyền trẻ em, học sinh

          trên môi trường mạng, nên khắc phục những hạn chế,
          bất cập nêu trên và tổ chức thi hành nghiêm túc các
          giải pháp phòng, chống xâm hại học sinh trên môi
          trường mạng. Chính phủ cần ban hành chỉ thị triển
          khai các biện pháp bảo vệ trẻ em, học sinh trên môi
          trường mạng, có chính sách quan tâm đến đối tượng
          học  sinh  yếu  thế,  học  sinh  vùng  đồng  bào  dân  tộc


                                   128
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135