Page 95 - 9786045773079
P. 95
như hiện nay, Zalo còn có một công dụng là mở các
lớp học online. Chỉ cần có số điện thoại hoặc tên tài
khoản Zalo, lớp trưởng và các bạn khác đã có thể
chủ động thêm hoặc bớt thành viên vào nhóm lớp
mình. Và đây cũng chính là một lỗ hổng khiến cho
các em học sinh dễ bị lừa đảo qua Zalo. Đã có rất
nhiều trường hợp, các em học sinh bị một đối tượng
sử dụng tài khoản Zalo giả mạo danh tính của bạn bè
trong lớp, đặc biệt là các bạn cán sự lớp để lừa tiền,
chiếm đoạt tài sản. Ví dụ cụ thể, đối tượng sử dụng
một tài khoản Zalo có tên và hình ảnh đại diện trùng
với tên của bạn lớp trưởng, sau đó yêu cầu kết bạn. Vì
cho rằng là bạn cùng lớp nên các bạn học sinh khác
nhanh chóng kết bạn mà không hề có sự đề phòng.
Tuy nhiên, ngay sau đó, tài khoản giả mạo này bịa
ra rất nhiều lý do, thu tiền quỹ lớp phục vụ cho các
hoạt động tập thể,... với số tiền mỗi thành viên lớp
phải đóng lên tới 500 nghìn đồng, chuyển vào số tài
khoản do đối tượng lập sẵn. Phải đến lúc gặp gỡ, trao
đổi hoặc đi học trực tiếp các em mới phát hiện đó là
hành vi giả mạo để lừa đảo. Do đó, lời khuyên được
đưa ra là các em học sinh khi tham gia sử dụng mạng
xã hội nên hạn chế chia sẻ nhiều thông tin đời tư của
mình trên Internet, bởi đó là con dao hai lưỡi, giúp
cho nhiều kẻ lừa đảo có thể trục lợi bất cứ lúc nào.
2.2. Giả mạo Fanpage, bán hàng giá rẻ để trục lợi
Gần đây, rất nhiều Fanpage mang tên “na ná” các
thương hiệu bán lẻ lớn ở Việt Nam, các trung tâm đào tạo
93