Page 10 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 10
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
ông là giáo viên môn Lịch sử ở Trường tư thục Thăng Long; tích cực hoạt động báo
chí bên cạnh đồng chí Trường Chinh - người được Xứ ủy Bắc Kỳ giao trọng trách
Trưởng ban của Ủy ban vận động cách mạng nửa hợp pháp, chỉ đạo các hoạt động
công khai thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương ở Hà Nội trong những năm 1936-
1939, cùng Trường Chinh viết và xuất bản cuốn sách Vấn đề dân cày, một tác phẩm
nổi tiếng về nông thôn, nông dân Việt Nam đương thời.
Tháng 4/1940 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Võ Nguyên Giáp, ông và đồng chí Phạm Văn Đồng được đồng chí Hoàng Văn Thụ -
Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp giao nhiệm vụ sang miền Nam Trung Quốc gặp lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc. Đầu tháng 6/1940, tại Thúy Hồ - Côn Minh - Vân Nam (Trung Quốc),
hai ông được gặp đồng chí Vương (tức lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc). Từ đây, Võ Nguyên Giáp
được gần gũi, trở thành người học trò xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Nhận thấy ở Võ Nguyên Giáp có tài năng thiên bẩm về quân sự, cho nên sau
thời gian thử thách, rèn luyện, tháng 12/1944, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giao cho
Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - Đội quân
chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Kể từ đây, Võ Nguyên Giáp giữ
vai trò người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cương vị đó,
đồng chí đã chỉ đạo xây dựng quân đội ngày càng lớn mạnh, phát huy vai trò nòng
cốt trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập, tự do cho dân tộc, làm nên Cách mạng
Tháng Tám thành công, đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, đặc biệt
là với hai nước bạn Lào và Campuchia, được quân đội và nhân dân ta kính trọng,
bạn bè quốc tế ngợi ca, kẻ bại trận khi đối địch với ông phải nể trọng, khâm phục.
Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam
từ 34 chiến sĩ đầu tiên trở thành một quân đội cách mạng, “Trung với Đảng, hiếu
với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã
hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng” như lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có công lao to lớn, mang
đậm dấu ấn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Các thế hệ cán bộ, chiến
sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam suy tôn ông là người “Anh Cả” của quân đội. Bộ đội
do ông lãnh đạo, chỉ huy được nhân dân yêu mến gọi là “Bộ đội Cụ Hồ”, đó là niềm
tự hào, là sự kiêu hãnh mà không phải quân đội nào trên thế giới cũng có được.
Sau thắng lợi của Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, tháng 1/1948, Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL trao cho ông quân hàm Đại tướng như giao phó
một trọng trách, một sự tin cậy lớn để ông điều hành, chỉ huy quân đội. Ông đã phấn
đấu không mệt mỏi để xứng đáng với trách nhiệm, vinh dự Đảng và Bác Hồ trao.
8