Page 135 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 135
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
tưởng, chiến lược tấn công nhưng trong cách đánh có lúc tấn công và có lúc
phòng ngự tích cực; đánh giặc bằng mọi vũ khí, trang bị có trong tay, kết
hợp thô sơ với hiện đại; lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều; coi trọng yếu tố
bí mật, bất ngờ, nghi binh lừa địch; đề cao vai trò công tác bảo đảm hậu cần -
kỹ thuật và bảo đảm cơ động lực lượng.
Đại tướng luôn coi trọng thực tiễn và xuất phát từ thực tiễn để kịp thời phân
tích, so sánh lực lượng, đánh giá ưu điểm, hạn chế, thuận lợi, khó khăn của
địch, của ta để tìm ra cách đánh phù hợp, hiệu quả cao, thương vong ít, quyết
đoán, táo bạo nhưng phải chắc thắng, không nóng vội, chủ quan duy ý chí. Cùng
với đó, Đại tướng luôn coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm
để phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người dũng cảm, gan dạ không lùi bước
trước khó khăn, thử thách; dám chịu trách nhiệm, quyết đoán trước những
việc quan trọng của cách mạng, của đất nước.
Tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm của Đại tướng được thể hiện rõ
nhất ở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Tại thời điểm đó, điểm quyết chiến
chiến lược đã được lựa chọn, pháo đã kéo vào trận địa, phương án tấn công đã
thông qua, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, trận đánh sắp bắt đầu... nhưng
yếu tố chắc thắng thì quân ta chưa hoàn toàn có được. Do vậy, Đại tướng đã
quyết định thay đổi phương châm từ “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyển sang
phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là quyết định khó khăn nhất trong
cuộc đời cầm quân của Đại tướng. Khi thông qua Đảng ủy Mặt trận, nhiều ý
kiến nghiêng về quyết tâm đánh nhanh, thắng nhanh. Nhưng với nhãn quan
chiến lược tinh tường, tư duy chính trị - quân sự sắc sảo, Đại tướng tuân thủ
nghiêm ngặt nguyên tắc cao nhất là “chắc thắng mới đánh”. Vì vậy, Đại tướng
đã thuyết phục được cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là Bộ Tư lệnh Chiến dịch để tạo
sự đồng thuận, nhất trí cao với phương án mới. Quyết định quan trọng này đã
buộc thực dân Pháp phải thua trận, đầu hàng, làm nên chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ. Đại tướng Lê Trọng Tấn khẳng định: “Nếu không có thay đổi
trên, cuộc kháng chiến có thể phải chậm mất 10 năm” .
1
_______________
1. Quý Lâm: Tầm nhìn của chiến lược gia kiệt xuất Võ Nguyên Giáp, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội,
2016, tr. 108.
133