Page 147 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 147

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                              1
                  nước ngoài . Trong tiếp xúc với đại diện Chính phủ Pháp là Jean Sainteny
                  tại Dinh Toàn quyền ngày 27/8/1945, Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp đã khiến

                  Sainteny phải nhụt chí. Như Sainteny sau này viết trong hồi ký, Võ Nguyên
                  Giáp cho thấy “ở ông một con người quyết đoán, cực kỳ cứng rắn, đầy mưu
                  trí và thông minh” . Trí tuệ của Đại tướng trong xử lý các vấn đề chiến lược,
                                       2
                  ý chí của Đại tướng khi đề cao tính chính nghĩa, giảm thiểu khác biệt, thể

                  hiện bản lĩnh khi đất nước còn khó khăn đã mang lại những thành tựu quan
                  trọng về đối ngoại khi chính quyền lâm thời mới thành lập.
                      Vai trò của Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp trong tiến trình hình thành Hiệp
                  định Sơ bộ Việt - Pháp ngày 6/3/1946 là một trong những thành tựu quan

                  trọng của Đại tướng đối với nền ngoại giao cách mạng non trẻ của Việt Nam.
                  Các cuộc tiếp xúc của Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp với các tướng lĩnh của
                  Pháp như Leclerc, Sainteny liên quan tới thi hành Hiệp định Sơ bộ đã góp
                  phần quan trọng mang lại các điều khoản có lợi cho đất nước về chính trị và

                  quân sự và giành được sự nể phục của đối phương. Những lập luận sâu sắc
                  của Đại tướng đã khiến cho các đại biểu trong đoàn đàm phán Pháp tại Đà
                  Lạt vào tháng 4/1946 phải thốt lên là phía ta “có lý” và có “những nhà biện
                  lý đáng gườm”.
                      Các hoạt  động  đối ngoại cũng là cơ hội  để Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp

                  thăm dò lập trường và lực lượng của đối phương, phục vụ cho các tính toán
                  về quân sự. Đáng chú ý, cuộc gặp giữa Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp và Tổng
                  Chỉ huy Pháp Leclerc vào ngày 8/3/1946 đã giúp ta tính toán được lực lượng
                  quân Pháp chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam . Bên cạnh đó, Võ Nguyên Giáp đã
                                                                3
                  tranh thủ các cuộc tiếp xúc đối ngoại để tận dụng, khai thác mâu thuẫn về
                  lợi ích giữa các nước lớn ở miền Bắc để đạt được mục tiêu chính trị bảo vệ
                  chính quyền non trẻ và ngăn chặn tối đa nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.
                      Với bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng ta, đứng đầu là Chủ

                  tịch Hồ Chí Minh đã cùng đồng chí Võ Nguyên Giáp và các đồng chí khác
                  tìm nhiều cách tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế để tranh thủ sự đồng
                  tình, tạo thế và lực cho cách mạng Việt Nam. Như  Đại tướng  đã chia sẻ,

                  _______________

                      1. Archimedes Patti: Why Vietnam? Prelude to America's Albatross, University of California
                  Press, 1982.
                      2. Jean Sainteny: Histoire d'une paix manquée. Indochine, 1945-1947, Amiot-Dumont, 1953.
                      3.  https://tuoitre.vn/ky-3-duong-den-dien-bien-phu-574115.htm.

                                                                                                   145
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152