Page 22 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 22
BÁO CÁO ĐỀ DẪN
Trung tướng TRỊNH VĂN QUYẾT
*
Đ ại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và
gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người “Anh Cả” của Quân đội
nhân dân Việt Nam, có nhiều công lao to lớn, cống hiến đặc biệt xuất sắc đối
với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta; cùng toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân hoàn thành sứ mệnh lịch sử lớn lao trong cuộc trường chinh
giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với những
mốc son chói lọi của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; hình ảnh
Đại tướng được khắc sâu trong lòng nhân dân, trong sự ngưỡng mộ của bạn
bè quốc tế.
Sự nghiệp cách mạng của Đại tướng khởi đầu từ khi còn là học sinh
Trường Quốc học Huế, với nhiệt huyết của người thanh niên yêu nước, Võ
Nguyên Giáp đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh của học sinh,
sinh viên, tham gia Đảng Tân Việt Cách mạng Đảng - một tổ chức yêu nước
có khuynh hướng cộng sản, có nhiều đóng góp trên mặt trận báo chí trong
cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng trong
những năm 1936-1939. Năm 1940 là bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động
cách mạng của Đại tướng, khi Võ Nguyên Giáp được tổ chức đưa sang Trung
Quốc. Tại đây, đồng chí được gặp, hoạt động dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc. Tiếp thu tư tưởng của Người, Võ Nguyên Giáp đã có những
cống hiến trong tổ chức, xây dựng lực lượng cho cách mạng Việt Nam. Năm
1941, sau khi về nước, Võ Nguyên Giáp đã thực hiện chỉ đạo của Trung ương
_______________
* Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
20