Page 283 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 283
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
mà phát triển phong trào” . Những nơi có các “Đội Nam tiến” đi qua, quần
1
chúng được giác ngộ, hăng hái tham gia các tổ chức cứu quốc, tinh thần
cách mạng lên rất cao. Cùng thời điểm này, đồng chí Chu Văn Tấn từ
Trung Quốc trở lại Bắc Sơn - Võ Nhai chỉ đạo Cứu quốc quân củng cố
phong trào, mở đường “Bắc tiến” nối thông với Cao Bằng và tìm cách nối
liên lạc với Trung ương Đảng ở An toàn khu 2 (Yên Thế, Hiệp Hoà - Bắc
Giang, Phú Bình, Phổ Yên - Thái Nguyên). Đến tháng 10/1943, cánh quân
Nam tiến do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách đã gặp đơn vị Bắc tiến
của Cứu quốc quân, do đồng chí Chu Văn Tấn chỉ huy ở xã Nghĩa Tá (Chợ
Đồn). Từ đây, “Con đường quần chúng” cách mạng theo hướng “Nam tiến”
trên địa bàn Việt Bắc đã nối liền với khu Căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai “mở ra
triển vọng lớn, tạo điều kiện cho việc ra đời Khu giải phóng sau này” . Kết
2
quả của “Con đường Nam tiến”, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ
huy đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng, phát triển lực
lượng vũ trang ở các tỉnh Việt Bắc. Ngày càng nhiều các xã, các tổng hoàn
toàn Việt Minh, các đội tự vệ chiến đấu được thành lập ở nhiều nơi. Cuối
năm 1943 đầu năm 1944, các đội xung phong Nam tiến do đồng chí Võ
Nguyên Giáp chỉ huy sau khi hoàn thành nhiệm vụ, gây cơ sở và mở thông
các đường liên lạc đã trở lại Cao Bằng tiếp tục củng cố xây dựng phong trào
cách mạng, đào tạo cán bộ quân sự.
Cuối tháng 10/1944, sau khi lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở về
Nà Sác, huyện Hà Quảng, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp báo cáo kết
quả “Con đường Nam tiến”, tình hình khủng bố của thực dân Pháp và chủ
trương đối phó của ta. Qua nắm bắt tình hình và báo cáo của đồng chí Võ
Nguyên Giáp, lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ đạo hoãn ngay cuộc khởi nghĩa Cao -
Bắc - Lạng và ra Chỉ thị thành lập một đội vũ trang giải phóng quân, quán
triệt phương châm “Người trước, súng sau”, “Phải dựa chắc vào dân” và trực
3
tiếp giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng ra thành lập.
_______________
1, 2. Ban Nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị và Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.1, tr. 73-
74, 130.
3. Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994,
tr. 134 - 135.
281