Page 31 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 31
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
như: Việt Bắc (1947), Biên giới, Trung du (1950), Đồng bằng, Hòa Bình (1951),
Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953) và đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ
(1954), buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève, chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên cương vị Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng tham
mưu cho Trung ương Đảng và trực tiếp xây dựng, phát triển quân đội đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước; tổ chức Bộ Tư lệnh Miền, kết hợp thành lập Quân giải phóng miền
Nam Việt Nam (chủ lực Miền), bộ đội địa phương với việc đưa các sư đoàn
chủ lực miền Bắc cơ động vào tăng cường, chi viện cho chiến trường miền
Nam. Đồng thời, Đại tướng trực tiếp kiến nghị với Trung ương và chỉ đạo
khẩn trương xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên chính quy, hiện
đại; gửi cán bộ sang học tập tại Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ
nghĩa anh em nhằm bổ sung lực lượng, nâng cao trình độ chỉ huy tác chiến
hiệp đồng quân, binh chủng để chuẩn bị khung cán bộ chỉ huy cấp binh
đoàn, quân đoàn; xây dựng các Quân chủng Phòng không - Không quân, Hải
quân; Binh chủng Đặc công,... Đặc biệt, gần cuối cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, Đại tướng đề xuất thành lập các quân đoàn chủ lực (1, 2, 3, 4)
nhằm tăng cường sức mạnh quân sự đáp ứng yêu cầu tác chiến hiệp đồng
quân, binh chủng quy mô lớn, thực hiện những trận đánh quan trọng, chiến
dịch quyết chiến chiến lược. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là
minh chứng khẳng định đề xuất của Đại tướng là sáng tạo, chính xác, phù
hợp yêu cầu chiến trường, đáp ứng đòi hỏi khách quan của quy luật phát
triển quân đội thời điểm đó.
Thực tiễn khẳng định, Đại tướng không chỉ giỏi cầm quân mà còn có tài
tổ chức quân đội; từ Đội quân chủ lực đầu tiên chỉ với 34 chiến sĩ, vài chục
khẩu súng trường, súng kíp thô sơ tiến lên thành những trung đoàn, đại
đoàn thiện chiến, các binh đoàn, quân đoàn chủ lực lớn, các quân chủng,
binh chủng. Từ lúc chỉ biết sử dụng giáo mác, lựu đạn đến biết sử dụng xe
tăng, pháo binh, tên lửa, máy bay; từ nghệ thuật đánh du kích nhỏ lẻ, phát
triển lên chiến tranh chính quy, hiện đại, đánh hiệp đồng quân, binh chủng;
vận động thần tốc, đánh nhanh, thắng nhanh, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Việc chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người trực tiếp tổ
29