Page 327 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 327
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Ngay từ tháng 12/1944, khi giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Nguyên Giáp
thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đặc biệt nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng
quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền...” và
“hoạt động của Đội phải lấy chi bộ làm hạt nhân lãnh đạo”. Đồng chí
Võ Nguyên Giáp đã thực hiện xuất sắc tư tưởng chỉ đạo của Người, từ công
tác chính trị, phát triển các tổ chức chính trị làm cơ sở để xây dựng, phát
triển lực lượng vũ trang.
Trong cơ cấu Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã tổ chức chi
bộ đảng và cơ quan chính trị để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Ban công tác chính trị đầu tiên được thành lập, đánh dấu sự ra đời của cơ
quan chính trị trong quân đội (do chính trị viên đại đội Xích Thắng phụ
trách). Thành phần của Ban công tác chính trị có 3 chính trị viên trung đội
là các đồng chí Vũ Lập, Nam Long, Hoàng Thịnh và một đội viên có năng lực
hoạt động chính trị là đồng chí Lâm Kinh tham gia . Từ những tư liệu lịch
1
sử, có thể khẳng định, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp, sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ chính
trị trong quân đội luôn gắn với quá trình hình thành, phát triển của Quân
đội nhân dân Việt Nam.
Trong mọi hoạt động quân sự, Đại tướng luôn chú trọng phát huy trách
nhiệm cá nhân người đứng đầu, đồng thời phải có tính đảng, tôn trọng sự
lãnh đạo của tập thể. Điều này thể hiện ở trận đánh Điện Biên Phủ. Thấy ý
kiến của tập thể là “đánh nhanh, thắng nhanh” không chắc thắng, sau 11
ngày đêm suy nghĩ, phát huy trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu,
Đại tướng đã nghĩ phải thay đổi cách đánh. Đại tướng đề nghị họp Đảng ủy
để cùng nhau bàn bạc và quyết định, thay đổi cách đánh, trở thành quyết
định chung của tập thể. Bản thân Đại tướng là con người tiêu biểu của “Dĩ
công vi thượng”, nên ông được toàn quân tin yêu, toàn dân quý mến và
kính trọng.
Những mệnh lệnh của Đại tướng trên chiến trường không đơn thuần là
mệnh lệnh của cấp trên mà đã trở thành lời hịch kêu gọi, động viên cán bộ,
_______________
1. Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam: Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam,
tập 1 (1944-1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009, tr. 63.
325