Page 381 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 381
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
vừa thành lập quân đội cách mạng; trải qua thực tiễn lãnh đạo lực lượng vũ
trang trong chiến tranh cách mạng, Đại tướng chỉ ra quy luật phát triển của
lực lượng cách mạng ở nước ta là trước hết phát triển lực lượng cách mạng
trong quần chúng cơ bản, trong nông dân lao động và cả trong công nhân, ở
nông thôn và cả ở thành thị; vũ trang cho họ để “không những mỗi người
nông dân phải trở thành một chiến sĩ mà mỗi người công nhân, mỗi người
dân lao động ở thành thị cũng phải trở thành một chiến sĩ”, “không những
chú trọng xây dựng mỗi thôn xóm thành một pháo đài mà càng phải chú
trọng xây dựng mỗi xí nghiệp, mỗi đường phố thành một chiến lũy” . Sức
1
mạnh của toàn dân vũ trang là một ưu thế tuyệt đối của nhân dân để đánh
bại mọi kẻ thù xâm lược, mặc dù kẻ thù đó mạnh đến như thế nào; lực lượng
vũ trang của quần chúng chính là cơ sở vững chắc của mọi lực lượng vũ
trang. Khi đấu tranh chính trị phát triển lên thành đấu tranh vũ trang,
cùng với lực lượng quần chúng được vũ trang phải thành lập ra quân đội
cách mạng làm nòng cốt tác chiến trên các chiến trường. Theo quan điểm
của Đại tướng, “muốn phát huy đầy đủ sức mạnh to lớn của chiến tranh
nhân dân thì nhất thiết phải phát động sâu rộng toàn dân đứng dậy; phải tổ
chức ra lực lượng vũ trang của quần chúng, lại phải có đội quân cách mạng;
phải biết kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, lực lượng vũ
trang của quần chúng với quân đội cách mạng. Có như thế mới thực hiện
đầy đủ vũ trang toàn dân, mới có chiến tranh nhân dân sâu rộng vô địch” .
2
Trong lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam thường diễn ra theo chân
lý phổ biến chung, song lại có đặc điểm riêng của nó. Đó là các cuộc chiến
tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta là chiến tranh chính nghĩa của một
nước nhỏ đứng lên chống lại những kẻ xâm lược phong kiến và đế quốc mạnh
hơn gấp nhiều lần. Để giải quyết vấn đề đặc thù đó, theo Đại tướng phải
thực hiện cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân kháng chiến; phải có bộ đội
chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Từ trong thực tiễn chiến
tranh, đúc kết ra tư tưởng quân sự Việt Nam: Lấy ít đánh nhiều, lấy yếu
thắng mạnh, lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn. Và ngày nay, phát huy truyền
thống đó đem vào nội dung mới của chiến tranh nhân dân trong thời đại
mới, khoa học quân sự Việt Nam phải giải quyết thành công vấn đề lấy ít
_______________
1, 2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sđd, tr.468, 469.
379