Page 391 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 391
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược đã khẳng định nông thôn rừng
núi là căn cứ địa, hậu phương vững chắc nhất của chiến tranh giải phóng và
chiến tranh cách mạng nước ta. Trong hàng ngũ đội quân chủ lực của cách
mạng, nông dân Việt Nam đã đóng vai trò to lớn có ý nghĩa quyết định trong
việc đánh địch tại chỗ, bổ sung nhân lực, tài lực cho chiến tranh; trực tiếp
phá âm mưu của địch. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nông thôn -
đồng bằng đã gánh vác nhiệm vụ vô cùng to lớn, góp phần đánh bại chính
sách “dùng người Việt đánh người Việt” hay “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Đồng bằng miền Nam vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến đánh thắng
quân địch chiếm đóng. Chiến tranh nhân dân ở đây phát triển đến đỉnh cao
với hai chân, ba mũi. Đồng khởi từ nông thôn - đồng bằng và tác động mạnh
vào đô thị. Miền Bắc vừa là hậu phương lớn chi viện sức người, sức của cho
chiến trường miền Nam, vừa là tiền tuyến lớn chống chiến tranh phá hoại
của không quân, hải quân Mỹ. Rõ ràng nông thôn - đồng bằng là chỗ dựa
đáng tin cậy và vững chắc của cách mạng và chiến tranh, là bàn đạp để tiến
công vào đô thị. Như vậy, nông thôn - rừng núi và nông thôn - đồng bằng là
địa bàn chiến lược hết sức trọng yếu. Dựa chắc vào nông thôn, rừng núi,
đồng bằng xây dựng và phát triển hậu phương chiến tranh nhân dân là một
yếu tố có tính chiến lược, là một nhân tố quyết định quan trọng của chiến
tranh nhân dân ở nước ta.
Trong khi nêu cao vai trò, vị trí của nông thôn, Đại tướng cũng xác định
đúng đắn vị trí của thành thị trong đấu tranh cách mạng: “Thành thị là nơi
tập trung giai cấp công nhân, giai cấp giàu tinh thần cách mạng nhất, giai
cấp lãnh đạo, đồng thời là giai cấp cùng với nông dân lao động hợp thành
đội quân chủ lực của cách mạng nước ta” . Do đó, theo Đại tướng, đi đôi với
1
xây dựng căn cứ địa, hậu phương ở nông thôn, chúng ta phải hết sức coi
trọng việc xây dựng cơ sở chính trị ở thành thị. Có thế, chúng ta mới có lực
lượng để tiến hành đấu tranh chính trị ở thành thị và khi có điều kiện thì
tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với các hoạt động vũ trang thích hợp.
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp đã chứng minh, để bảo toàn lực
lượng chúng ta đã rút khỏi thành thị, nhưng vẫn duy trì và phát triển cơ sở
_______________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng, Sđd, tr. 231.
389