Page 44 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 44

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                  trị và trật tự xã hội của đất nước trong thời kỳ đầu Chính phủ lâm thời, mà
                  lực lượng công an nằm trong Bộ Nội vụ, lúc đầu do Nha Liêm phóng (sau đổi

                  thành Nha Công an) phụ trách. Đồng chí đã chủ trì xây dựng, trình Chủ tịch
                  nước ký ban hành Sắc lệnh số 23/SL, ngày 21/2/1946 về việc thành lập Việt
                  Nam Công an vụ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo thống nhất tổ chức, nhiệm vụ và

                  bổ sung cán bộ, củng cố lực lượng công an trong cả nước theo Sắc lệnh này.
                  Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, lực lượng công an đã
                  được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở và đã đạt được
                  thành quả to lớn trong công tác, trong đấu tranh chống phản cách mạng, “vừa

                  từng bước đấu tranh kiên quyết và khôn khéo, đập tan các âm mưu bắt cóc,
                  ám sát cán bộ, gây bạo loạn lật đổ của nhiều thế lực Việt gian phản động được
                  các thế lực ngoại xâm ủng hộ, vừa đóng vai trò trong việc vận động xây dựng

                  chính quyền, xây dựng cuộc sống mới, bài trừ các tệ nạn xã hội và chống tội
                  phạm hình sự” , bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong thời
                                  1
                  gian Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm chính thức nước Pháp. Tiêu biểu là đập
                  tan âm mưu ám sát và đảo chính của Việt Nam Quốc dân Đảng câu kết với

                  thực dân Pháp trong vụ án phản động xảy ra tại số 7, phố Ôn Như Hầu (nay
                  là phố Nguyễn Gia Thiều), Hà Nội, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ
                  trong những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập.

                      Khi có nguồn tin về âm mưu  đảo chính, ngày 11/7/1946,  đồng chí Võ
                  Nguyên Giáp trực tiếp đến Nha Công an nghe báo cáo tình hình và yêu cầu
                  cần giải quyết thận trọng. Cùng ngày, theo lệnh triệu tập của Bộ trưởng Võ
                  Nguyên Giáp, các đồng chí Lê Giản, Bùi Đức Minh, Nguyễn Tạo, Lê Hữu Qua
                  đã họp bàn phương án  đối phó, “quyết  định dùng một lực lượng nhỏ, bằng

                  phương pháp nghiệp vụ, bí mật đột nhập, kiểm tra ngôi nhà 132 Đuyvinhô
                  (nay là phố Bùi Thị Xuân) để tìm ra bằng chứng cụ thể” . Đúng 2 giờ 30 phút
                                                                                2
                  ngày 12/7/1946, một tiểu đội gồm trinh sát và công an xung phong bí mật, bất

                  ngờ đột nhập vào trụ sở 132 Đuyvinhô, toàn bộ bọn phản động ở đây bị bắt
                  gọn, các tài liệu phản động bị tịch thu. Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung
                  ương và sự “cho phép hành động”  của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nha Công an
                                                      3
                  đã tổ chức lực lượng tấn công các trụ sở của bọn Quốc dân Đảng ở Hà Nội cùng

                  _______________

                      1. Lịch sử Bộ Nội vụ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 48.
                      2, 3. Tạp chí Công an nhân dân - Chuyên đề Nghiên cứu lịch sử, số 2, năm 2020, tr. 24-25, 25.

                  42
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49