Page 573 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 573
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
chắc hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh, vừa sẵn sàng chi viện sức người, sức
của cho chiến trường chính Bắc Bộ, cho các chiến trường Bình - Trị - Thiên,
Tây Bắc và Thượng Lào.
Thực hiện sự chỉ đạo của Đại tướng, từ giữa năm 1951 trên chiến
trường Bình - Trị - Thiên, phong trào thi đua “giết giặc lập công, sản xuất
lập công, đề cao chiến sĩ” diễn ra ngày càng sôi nổi khắp các đơn vị. Tại
Quảng Trị, Thừa Thiên, bộ đội cùng du kích các huyện Phong - Quảng -
Triệu - Hải liên tiếp mở những trận tiến công địch trên tuyến phòng ngự
Phú Ốc - Sịa. Các lực lượng Trung đoàn 101, 95 về bám địa bàn đã phát
động nhân dân trong các thị xã, thành phố Huế đấu tranh đòi tự do đi lại.
Cùng với phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân, các đội
cơ sở của lực lượng vũ trang hoạt động trong lòng địch liên tiếp quấy rối,
buộc địch phải liên tục đối phó.
Ngày 17/5/1951, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra quyết định về việc “chấn
chỉnh tổ chức quân chính quy ở Bình - Trị - Thiên”, “củng cố các đơn vị chủ
lực hiện có, tiến tới xây dựng thành đại đoàn chủ lực cơ động tác chiến dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng Tư lệnh” . Chấp hành quyết định của trên,
1
ngày 5/12/1952, Thường vụ Liên khu ủy 4 đã quyết nghị: Rút các trung
đoàn chủ lực ra khỏi chiến trường để xây dựng thành đại đoàn chủ lực.
Ngày 15/12/1952, Bộ Tư lệnh Liên khu chỉ thị cho Phân khu Bình - Trị -
Thiên thực hiện phương án di chuyển đại bộ phận các trung đoàn chủ lực
ra Nghệ - Tĩnh, để xây dựng đại đoàn chủ lực; giao nhiệm vụ xây dựng bộ
đội địa phương và dân quân du kích cho Bộ Tư lệnh Liên khu 4 mà lãnh
đạo trực tiếp là các tỉnh ủy.
Ngày 18/12/1952, Đảng ủy Mặt trận Bình - Trị - Thiên cùng các đồng chí
bí thư tỉnh ủy họp nghiên cứu chỉ thị của Liên khu ủy, của Bộ Tư lệnh Liên
khu. Sau đó, Bộ Chỉ huy triển khai kế hoạch xây dựng đại đoàn chủ lực.
Trung đoàn 101 và Trung đoàn 18 chuyển ra vùng tự do Thanh - Nghệ -
Tĩnh để xây dựng thành đại đoàn. Trung đoàn 95, Đại đội 95 công binh, Đại
đội 264, 265 vận tải, bệnh xá K42, xưởng bào chế, ban quân khí, quân lương
mặt trận ở lại chiến trường làm nhiệm vụ chiến đấu và thiết bị chiến trường.
_______________
1. Lịch sử Quân khu 4 (1945-2015), tập 1: Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1945-1954), Sđd, tr. 286.
571