Page 69 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 69

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                  suốt đổi mục tiêu tiến công mở đầu chiến dịch từ Cao Bằng sang Đông Khê,
                  làm nên chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950. Năm 1954, trên cương vị Chỉ

                  huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch Điện Biên Phủ, bằng tư duy quân
                  sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, chấp hành tuyệt đối ý kiến chỉ đạo
                  của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đã đưa ra một quyết định lịch sử, đó là

                  thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh
                  chắc, tiến chắc”. Nhờ quyết định bản lĩnh và sáng suốt, đầy trách nhiệm ấy,
                  trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã giành được toàn thắng. Đó là một
                  quyết định lịch sử ở một thời điểm lịch sử trong trận quyết chiến chiến lược.

                  Sau này, Đại tướng cho biết đó là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời
                  chỉ huy của mình. Quyết định đó phản ánh một quá trình tư duy quân sự sắc
                  sảo và xử lý thực tiễn linh hoạt, sáng tạo của Tư lệnh Chiến dịch trên cơ sở

                  thấu triệt sâu sắc tư tưởng “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ
                  Chính trị và Tổng Quân ủy. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ buộc thực
                  dân Pháp phải ký kết Hiệp định Genève (21/7/1954), công nhận độc lập, chủ
                  quyền của Việt Nam, mà còn là nguồn động viên, cổ vũ nhân loại tiến bộ, yêu

                  chuộng hòa bình và chống đế quốc trên toàn thế giới.
                      Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975,  Đại tướng Võ
                  Nguyên Giáp và Bộ Tổng Tư lệnh đã xây dựng nên một thế trận chiến lược

                  hiểm hóc: Căng địch ra ở hai đầu chiến tuyến. Phía Bắc giữ địch ở mặt trận
                  Huế - Đà Nẵng, phía Nam kìm địch ở Sài Gòn, làm cho địch bộc lộ sơ hở ở
                  quãng giữa là miền Trung, Tây Nguyên. Khi địch đã rơi vào thế trận do ta
                  sắp đặt, quân ta bất ngờ tiến công “điểm huyệt” Buôn Ma Thuột, phá vỡ Tây
                  Nguyên, tạo ra đột biến về chiến lược. Chớp thời cơ, ta giải phóng Huế, Đà

                  Nẵng đẩy  địch vào thế tan rã. Sau đó tập trung lực lượng giải phóng Sài
                  Gòn. Từ sự chỉ đạo sắc bén của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp,
                  các cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực chuẩn bị các

                  kế hoạch chiến lược, tham mưu trúng, đúng để Bộ Chính trị, Ban Chấp hành
                  Trung ương Đảng đề ra nhiều chủ trương, quyết định quan trọng, chính xác,
                  thể hiện khả năng “nắm thời cơ, tạo thời cơ và chớp thời cơ” để chỉ đạo toàn
                  quân đánh những đòn quyết định giành thắng lợi cuối cùng, hoàn thành sự

                  nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
                      Đại tướng là một vị tướng luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng truyền thống
                  của dân tộc “lấy khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Thực tiễn cho thấy,


                                                                                                    67
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74