Page 895 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 895
Phần thứ ba: SÁNG NGỜI TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
lãnh đạo của Đảng và mệnh lệnh của Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã
hóa thân vào dân tộc, xuất sắc kế thừa, phát huy và nâng tầm vóc nghệ
thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam lên tầm cao mới - chiến tranh toàn
dân, toàn diện, của dân, do dân và vì dân. Các quyết định, mệnh lệnh chiến
đấu của Đại tướng đều chứa đựng tư tưởng nhân văn quân sự sâu sắc, lấp
lánh ánh sáng văn hóa quân sự của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...,
thể hiện linh hoạt, mềm dẻo và vô cùng hiệu quả: khi thì “đánh chắc, tiến
chắc”; khi thì “thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa”, buộc
“địch phải đối phó trong thế bị động” và “ta chiến đấu trong thế chủ động”
tấn công, giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là một nét độc đáo trong tư duy
quân sự, thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo, nhân văn cao cả, sắc thái riêng
biệt trong văn hóa quân sự Võ Nguyên Giáp, tôn vinh giá trị văn hóa quân
sự dân tộc Việt Nam.
2. Biểu hiện của văn hóa quân sự Võ Nguyên Giáp
Một là, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
Mục đích tối cao của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam là thực hiện
mục tiêu độc lập dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc
cho nhân dân. Vì vậy, cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp “là một cuộc
chiến tranh nhân dân, do dân và vì dân, là một cuộc chiến tranh giải phóng
dân tộc, đồng thời là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” ; còn “mục đích kháng chiến
1
của nhân dân miền Nam là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới
thống nhất Tổ quốc... củng cố được khối công nông liên minh làm nền tảng
vững chắc cho mặt trận đại đoàn kết toàn dân chống Mỹ, cứu nước” .
2
Văn hóa quân sự Võ Nguyên Giáp khẳng định tính chính nghĩa, giá trị
nhân văn của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc dưới sự
lãnh đạo của Đảng; nhấn mạnh vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của các
hoạt động chính trị - quân sự, nhất là việc phát huy nhân tố chính trị - tinh
thần của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong chiến tranh. Đại tướng coi đó là
cội nguồn sức mạnh và là cơ sở, nền tảng vững chắc để quy tụ, tập hợp, xây
dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp cho chiến tranh nhân
_______________
1, 2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006,
t. 2, tr. 384, 773.
893