Page 964 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 964

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                  Ea Súp là huyện biên giới với 26,3km đường biên giới tiếp giáp với Vương
                  quốc Campuchia, là vùng có khí hậu khô nóng khắc nghiệt, đất đai không

                  màu mỡ như các vùng khác. Đây là địa bàn xung yếu, có ý nghĩa về quốc
                  phòng của cả vùng Tây Nguyên. Thời điểm năm 1978, huyện Ea Súp còn là
                  một huyện dân cư thưa thớt, chủ yếu là một số plei, buôn của người đồng bào

                  dân tộc thiểu số tại chỗ và các đơn vị sản xuất do người dân phía Bắc được
                  Nhà nước động viên vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế mới. Đời sống người
                  dân tại thời điểm này gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Chính vì vậy, bức
                  thư viết vội trong đêm thể hiện tấm lòng của Đại tướng không chỉ thôi thúc

                  cán bộ, nhân dân các dân tộc anh em vùng kinh tế mới huyện Ea Súp mà
                  còn khích lệ các dân tộc anh em vùng Tây Nguyên cùng chung tay xây dựng
                  Tây Nguyên chiến lược giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, vì sự nghiệp

                  xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
                      Tinh thần đoàn kết dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh
                  quốc phòng được Đại tướng nhiều lần nhắc đến trong bức thư qua hai chữ
                  “đồng bào” hay “Các đồng chí (...) góp phần cố gắng lớn của mình cùng đồng

                  bào các dân tộc xây dựng Tây Nguyên”. Tây Nguyên hiện là địa bàn sinh
                  sống của cả 54 dân tộc anh em. Do đó, xây dựng, củng cố và phát huy sức
                  mạnh  đại  đoàn kết toàn dân luôn  được  Đảng, Nhà nước và các cấp chính

                  quyền vùng Tây Nguyên quán triệt, coi là nhiệm vụ trọng tâm trong sự
                  nghiệp phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Tây Nguyên đã và đang là
                  địa bàn được Đảng, Chính phủ ưu tiên thực hiện nhiều chính sách dân tộc,
                  chính sách an sinh xã hội, chính sách giảm nghèo đa chiều.
                      Trong những năm đầu thế kỷ XXI, mặc dù tuổi cao sức yếu, nhưng Đại

                  tướng vẫn dõi theo và đau đáu về sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.
                  Trước bài toán lựa chọn đầu tư khai thác bauxite, Đại tướng nhiều lần gửi
                  thư cho Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ. Trên hết, những bức thư cho

                  thấy sự trăn trở của  Đại tướng  đối với sự phát triển bền vững vùng Tây
                  Nguyên. Những trăn trở của  Đại tướng  đã vạch ra cho  Đảng, Chính phủ
                  những nguy cơ đe dọa sự ổn định an ninh quốc phòng và mục tiêu phát triển
                  kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Từ  đó, ngay từ những ngày  đầu triển

                  khai chủ trương khai thác bauxite Tây Nguyên, Đảng và Chính phủ đã có
                  những quyết sách mạnh mẽ trong thu hút đầu tư, sử dụng nguồn nhân lực
                  nước ngoài và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào giải


                  962
   959   960   961   962   963   964   965   966   967   968   969