Page 973 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 973

Phần thứ ba: SÁNG NGỜI TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG


                  khi tốt nghiệp tiểu học ở Đồng Hới, ông trúng tuyển vào Trường Quốc học

                  Huế. Trong thời gian này, ông sớm tiếp thu tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin,
                  tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về các vấn đề dân tộc, thuộc địa và bắt
                  đầu tham gia vào các phong trào đấu tranh bãi khóa trong nhà trường. Năm

                  1927, Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Tân Việt Cách mạng Đảng, một tổ
                  chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, làm việc ở Quan hải tùng thư và
                  báo Tiếng dân. Trong thời gian làm báo, ông có nhiều bài viết sắc sảo, có xu

                  hướng chính trị rõ ràng với mục tiêu chung là vạch trần tội ác của chủ nghĩa
                  thực dân, vạch trần âm mưu thủ đoạn áp bức bóc lột của thực dân Pháp và
                  chính quyền phong kiến Nam triều, đồng thời chỉ ra con đường đấu tranh

                  giành lại độc lập.
                      Năm 1930, Võ Nguyên Giáp bị thực dân bắt và giam tại nhà lao Thừa
                  Phủ (Huế) vì tham gia cứu tế cho phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh. Trong hơn

                  một năm bị giam cầm, ông luôn tỏ rõ bản lĩnh kiên cường của người yêu nước
                  trước sự khủng bố và tra tấn dã man của cai ngục. Thời gian  ở tù, Võ

                  Nguyên Giáp và những người cùng chí hướng tham gia tích cực đấu tranh
                  phản đối, chống lại chế độ nhà tù thực dân, đoàn kết cùng đồng chí giữ vững
                  tinh thần chiến đấu, biến ngục tù thành trường học cách mạng. Những năm

                  tháng sống trong tù đã tôi luyện, hình thành nên một chiến sĩ cộng sản kiên
                  trung, bất khuất, một nhân cách lớn của Võ Nguyên Giáp sau này.
                      Năm 1931, ông được thả tự do. Từ năm 1932 đến năm 1939, ông ra Hà

                  Nội học tiếp tại Trường Albert Sarraut, đậu tú tài và tốt nghiệp Cử nhân
                  Luật, và đạt chứng chỉ môn Kinh tế Chính trị năm 1938. Năm 1935, ông
                  tham gia dạy môn Lịch sử ở Trường Tư thục Thăng Long (do Hoàng Minh

                  Giám làm Giám đốc trường). Thời gian dạy sử tuy ngắn ngủi, nhưng đã in
                  đậm dấu ấn trong suốt những năm tháng về sau của Đại tướng, một “nhà sử
                  học làm nên lịch sử” . Cùng khoảng thời gian này, bên cạnh việc truyền dạy
                                         1
                  kiến thức lịch sử, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc,
                  ông tích cực tham gia viết báo và là chủ bút của các tờ báo đương thời như:


                  _______________
                      1. Đại tướng đã có nhiều công trình, bài viết về sử, tiêu biểu như: Đội quân giải phóng, Từ
                  nhân dân mà ra,  Điện Biên Phủ -  điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn
                  thắng,...

                                                                                                   971
   968   969   970   971   972   973   974   975   976   977   978