Page 148 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 148
Với diện tích khai quật khá rộng - 215m , các nhà
2
khảo cổ đã thu được 18 tấn di vật và 126 bộ xương
người tại các ngôi mộ. Trong nhiều hiện vật được tìm
thấy, có rất nhiều đồ trang sức như vòng tay, nhẫn,
vòng chân,... và những dụng cụ săn bắt, hái lượm như
lưỡi rìu, mũi giáo, móc, lưỡi dao, dây roi,... Từ việc xác
định niên đại các hiện vật tìm được trong di chỉ, các
nhà khảo cổ học khẳng định, các tầng văn hóa ở đây
được chia thành sáu giai đoạn: giai đoạn 1 và 2 tồn
tại khoảng từ năm 3600 đến năm 2900 trước Công
nguyên, đã có đồ đồng thau như mũi giáo, vòng tay,
vòng chân, đồ gốm đen, xám, có hoa văn thừng hay
khắc vạch; giai đoạn 3 tồn tại vào khoảng năm 2000
trước Công nguyên, bắt đầu có gốm khắc vạch với hoa
văn đẹp; giai đoạn 4 kéo dài khoảng từ năm 1600 đến
năm 1200 trước Công nguyên, đã xuất hiện đồ sắt và
gốm khắc vạch tô màu; giai đoạn 5 kéo dài khoảng
từ năm 1000 đến năm 500 trước Công nguyên, đã có
vũ khí và công cụ bằng sắt, bên cạnh đó đồ trang
sức bằng đồng thau, đồ gốm vẽ màu cũng phát triển
mạnh; giai đoạn 6 tồn tại khoảng từ năm 300 đến
năm 200 trước Công nguyên, chỉ có gốm áo đỏ, không
còn vẽ màu, đã có đồ trang sức bằng thuỷ tinh.
Đáng lưu ý là, bằng các phương pháp xác định
niên đại nhiệt quang, gần đây, các nhà khảo cổ đã
phân tích nhiều cổ vật và xác định được niên đại
của chúng có từ thiên niên kỷ V trước Công nguyên
(khoảng năm 4420 đến năm 3500 trước Công nguyên).
Điều đó có nghĩa là di chỉ khảo cổ Ban Chiang có niên
đại sớm nhất trong các di chỉ thời kỳ văn hóa đồ đồng
146