Page 111 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 111
phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu đi đầu trong phòng,
chống tham nhũng. Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây
dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội để hạn
chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”, “sân sau”, “tư duy
nhiệm kỳ”, ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng từ khi xây
dựng chính sách, pháp luật. Khẩn trương hoàn thiện các quy
định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình bảo đảm
dân chủ, công khai, minh bạch. Quy định rõ trách nhiệm của
người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng,
lãng phí và bảo vệ người tích cực đấu tranh phòng, chống tham
nhũng; khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên, người đứng
đầu đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm vì lợi ích chung.
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra,
kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát
hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng;
ngăn chặn có hiệu quả tệ “tham nhũng vặt”; nâng cao hiệu quả
thu hồi tài sản tham nhũng.
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phải được
tiến hành thường xuyên, toàn diện và công khai, có trọng tâm,
trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, có
nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực, về suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với chống suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”. Bởi vì hai mặt này có quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Phải kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn chặn từ đầu các
hành vi sai phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm
lớn. Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp
thời, đồng bộ, nghiêm minh, công khai.
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 109
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM