Page 163 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 163
về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo
sửa đổi Luật giám định tư pháp, Luật đất đai, Luật đầu tư công,
Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật cán bộ, công chức, Luật
viên chức, Luật kiểm toán nhà nước; khẩn trương ban hành các
quy định hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng
năm 2018. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương, định
hướng lớn về công tác phòng, chống tham nhũng để phục vụ xây
dựng dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng.
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của
Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, nhất là các văn
bản mới được ban hành, như: Luật phòng, chống tham nhũng
(sửa đổi); Luật tố cáo (sửa đổi) và Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày
10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Quy định số
08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương
về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là
Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương; Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018 của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ
quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án,
vụ việc...
(Trích phát biểu kết luận tại Phiên họp thứ 15, ngày 21/01/2019).
Hoàn thiện cơ chế phòng ngừa để “không thể tham nhũng”
theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Nhất là chỉ đạo xây
dựng các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người
đứng đầu; về cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động,
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 161
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM