Page 181 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 181
Công tác điều tra, truy tố, xét xử
Ban Chỉ đạo chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng
theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chỉ đạo chứ không làm thay công
việc của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật. Ban
Chỉ đạo có quyền đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo, phối hợp các cơ quan
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đối với
các vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã
hội đặc biệt quan tâm. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo
trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ, việc cụ thể
nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, đáp ứng
yêu cầu chính trị. Theo đó, Ban Chỉ đạo thảo luận và thống nhất:
1. Đưa 8 vụ án, 2 vụ việc tham nhũng và kinh tế có dấu hiệu
tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm
theo đề nghị của Ban Nội chính Trung ương tại Phiên họp này
vào diện Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm, không để
kéo dài.
2. Trong quá trình tố tụng, các thành viên Ban Chỉ đạo là
người đứng đầu các cơ quan phải chủ động chỉ đạo xử lý dứt
điểm theo đúng trách nhiệm, quyền hạn của mình. Đối với các vụ
án tham nhũng, vụ án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng nghiêm
trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm có khó khăn, vướng
mắc hoặc có quan điểm khác nhau trong quá trình xử lý, Ban Chỉ
đạo thống nhất phương thức xử lý theo 3 cấp độ (mức) như sau:
Một là, giao Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng
ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức
họp liên ngành, thống nhất hướng xử lý.
Hai là, trường hợp các cơ quan vẫn chưa thống nhất thì giao
đồng chí Thường trực Ban Bí thư, phụ trách công tác nội chính
chủ trì họp liên ngành bàn hướng xử lý tiếp.
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 179
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM