Page 43 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 43
Tám là, các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
phải phù hợp với bối cảnh, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống
văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước
ngoài; kế thừa kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước. Trong từng
giai đoạn khác nhau, phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm,
những giải pháp có tính đột phá, phù hợp với tình hình của đất
nước, của địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
có hiệu quả. Phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cả trong
khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; thường xuyên
tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung những vấn đề mới, cách
làm hay, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác; không
ngừng đổi mới tư duy, hoàn thiện lý luận về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực.
Những bài học kinh nghiệm nêu trên là vô cùng quý báu
và là cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp tục vận dụng, phát huy,
giúp chúng ta có thêm quyết tâm, bản lĩnh và niềm tin để thực
hiện thắng lợi cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong thời gian tới.
Phải có những bước tiến mới, quyết liệt hơn, mạnh mẽ
hơn và hiệu quả cao hơn trong thời gian tới
Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đang chuyển
sang giai đoạn mới với yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, rất vẻ vang
nhưng cũng khó khăn, phức tạp hơn. Để thực hiện thành công
mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI đưa nước ta trở thành một nước
phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, trước hết phải xây
dựng Đảng và Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh; phải
ngăn chặn, đẩy lùi bằng được tệ tham nhũng, tiêu cực. Mặc dù
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 41
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM