Page 390 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 390
388 TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG...
quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, nhất là ở
các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.
Kỷ luật là để “trị bệnh cứu người”
Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng,
siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ
phẩm chất, năng lực và uy tín, nâng tầm nhiệm vụ trong tình
hình mới.
Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa;
đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ
lợi, lợi ích nhóm. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ
máy nhà nước; đối với những người vi phạm phải có hình thức
xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai.
“Cán bộ lãnh đạo các cấp phải ghi nhớ, bất cứ ai cũng không
có quyền lực tuyệt đối ngoài pháp luật, bất kỳ ai sử dụng quyền
lực đều phải phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân
dân và tự giác chịu sự giám sát của nhân dân. Công quỹ là của
công, cho nên một xu, một hào cũng không được chi dùng bừa
bãi; công quyền là vì dân cho nên không được mảy may vì riêng
tư; phải thật sự chí công vô tư, công tư phân minh, công trước tư
sau, vì công mà quên tư; mọi việc đều xuất phát từ dân, vì dân” -
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng phải tăng cường quản lý, giám
sát cán bộ, đảng viên để kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm,
ngăn chặn từ đầu sai phạm; tiến hành mạnh mẽ hơn, quyết liệt
hơn công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn
chặn, xử lý hành vi tham nhũng.