Page 464 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 464
462 TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG...
đầu tư nước ngoài. Từ đó, góp phần to lớn trong tăng trưởng
kinh tế cũng như tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng thu hút
đầu tư nước ngoài.
Phương cách phòng, chống tham nhũng của Đảng mà
người đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là như thế nào
mà đem lại hiệu quả như vậy?
Theo người viết bài này, có thể đúc kết lại như sau:
Đó là kiên quyết, kiên trì, liên tục, không ngừng nghỉ. Có
lý, có tình, thận trọng, không nóng vội, tránh oan sai và đặc biệt
là phát hiện sai phạm đến đâu, xử lý đến đó.
Về kiên quyết, kiên trì, có thể nói Bộ Chính trị, mà đứng
đầu là Tổng Bí thư, rất quyết tâm trong việc chỉnh đốn Đảng,
phòng, chống tham nhũng đến cùng, không có vùng cấm.
Việc này không phải là làm theo phong trào, lúc lên, lúc
xuống mà kiên nhẫn, bền bỉ, không ngừng nghỉ. Tóm lại, ngày
nào còn cầm quyền thì ngày đó, Đảng còn phải phòng, chống
tham nhũng một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, việc xử lý luôn có lý, có tình, có cân nhắc công -
tội. Có tăng nặng, có khoan hồng, khiến đối tượng tâm phục,
khẩu phục. Trước tòa, ông Đinh La Thăng và nhiều bị cáo khác
như Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa dù bị xử lý nặng vẫn
gửi lời xin lỗi Đảng, ông Thăng còn xin lỗi cá nhân Tổng Bí thư.
Song, không vì thế mà kém phần nghiêm khắc trên quan
điểm phát hiện sai phạm đến đâu, xử lý đến đó.
Ông Đinh La Thăng lúc đầu phát hiện sai phạm ở mức
cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, điều chuyển từ Bí thư
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về làm Phó Trưởng Ban
Kinh tế Trung ương. Sau này, phát hiện sai phạm tiếp theo thì
bị khai trừ Đảng và khi phát hiện tội thì truy tố.
Vụ Phan Văn Anh Vũ cũng tương tự. Lần xử trước đây,
Vũ bị phạt 5 năm tù, dư luận cho rằng quá nhẹ. Thế nhưng sự