Page 599 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 599

Phần III: TÌNH CẢM CỦA BẠN BÈ QUỐC TẾ                           597


                           bền vững và thực hiện công bằng xã hội có mối quan hệ hữu
                           cơ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Công bằng
                           xã hội bảo  đảm và phản ánh mức  độ phát triển bền vững;

                           ngược lại phát triển bền vững là điều kiện có ý nghĩa nền tảng,
                           bảo đảm thực hiện công bằng xã hội. Giải quyết hài hòa mối
                           quan hệ giữa phát triển bền vững và thực hiện công bằng xã

                           hội, phản ánh tính ưu việt, chủ nghĩa nhân văn cao đẹp của
                           chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam và Cuba đang xây dựng.
                                Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm đặt
                           con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển, con

                           người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển. Thực hiện tiến
                           bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát
                           triển, là điều kiện quan trọng hàng đầu để xử lý tốt mối quan hệ

                           “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến
                           bộ và công bằng xã hội”. Nhận thức, quan điểm về phát triển
                           công bằng, bền vững của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có sự kế
                           thừa nhận thức và xu hướng phát triển chung của thế giới vừa có

                           sự vận dụng, bổ sung, phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể
                           của Việt Nam. Phát triển nhanh và bền vững, gắn kết hài hòa
                           giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã
                           hội là định hướng và bước đi của Việt Nam, phù hợp với các

                           chương trình nghị sự của khu vực và thế giới, như Nghị quyết
                           của Liên hợp quốc về phát triển bền vững đến năm 2030.
                                Tại Việt Nam, công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua là quá
                           trình cải biến sâu sắc, toàn diện, là sự nghiệp cách mạng to lớn

                           của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu “dân giàu,
                           nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bằng những nỗ
                           lực thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,

                           bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
                           đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động và tích cực
   594   595   596   597   598   599   600   601   602   603   604