Page 324 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 324
chiến tranh nhân dân ở vùng ven, tăng cường lực lượng du kích
và bộ đội địa phương, xây dựng làng, xã chiến đấu, đồng thời
phải có kế hoạch sử dụng các trung đoàn, tiểu đoàn và một bộ
phận chủ lực Miền tác chiến ở vùng ven trong đợt hoạt động
thường xuyên. Quá trình chiến đấu sẽ có sự tiêu hao lực lượng,
cần phải kiên quyết rút về phía sau những đơn vị bị tiêu hao
nhiều, kịp thời bổ sung quân số, trang bị, bảo đảm cho các đơn
vị này càng đánh càng mạnh.
- Đối với các khu, việc tranh thủ giải phóng nông thôn đồng
bằng Nam Bộ lúc này là nhiệm vụ quan trọng. Thực hiện nhiệm
vụ đó, cần phải xây dựng các "nắm đấm" ở địa phương (trung
đoàn, tiểu đoàn mạnh), tăng cường cán bộ và trang bị kỹ thuật,
huấn luyện cách đánh, tạo điều kiện diệt địch trong đánh vận
động, đồng thời phát động phong trào bao vây các cứ điểm, triệt
tiếp tế của địch, kết hợp ba mũi giáp công để bức hàng, bức rút
các đồn bốt của chúng.
Cuối bức điện, Tổng Tư lệnh nhắc Bộ Chỉ huy Miền: Đi đôi
với việc chỉ đạo đẩy mạnh đợt hoạt động thường xuyên trong
tháng 6 và tháng 7, cần chú ý chỉ đạo xúc tiến chuẩn bị cho đợt
hoạt động tiếp theo vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8/1968; khi
đó, thời tiết ở Nam Bộ sẽ không thuận lợi, nhưng công tác
chuẩn bị vẫn phải làm tốt cả về quân sự, chính trị và binh vận.
- Với chiến trường đường 9: Ngày 2/6/1968, trong bức điện
gửi Bộ Tư lệnh B5, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chỉ rõ
phương hướng hoạt động của chiến trường theo chủ trương
chiến lược chung đã được xác định. Đồng chí chỉ rõ: tuy kế
hoạch hoạt động trong tháng 6 và tháng 7/1968 không phải là
đợt cao điểm, nhưng có ý nghĩa quan trọng. Do vậy, ta cần duy
trì và phát triển thế tiến công hiện nay, tiếp tục đánh vào các
đường giao thông thủy, bộ, cảng Cửa Việt, căn cứ Đông Hà,
322