Page 412 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 412
đông xuân tới là rất cơ bản và mang tính đột biến, khác với thời
cơ Tết Mậu Thân 1968; yếu tố bất ngờ đối với địch là rất lớn;
quyết tâm của ta tạo đột biến trong đông xuân 1968-1969 là
thúc đẩy nổi dậy cho được ở Sài Gòn và các thành phố khác.
Tổng Tham mưu trưởng gợi ý nghiên cứu điều chỉnh, bổ
sung kế hoạch tác chiến đông xuân của chiến trường Nam Bộ
theo hai phương án: hoặc là xây dựng kế hoạch mùa đông 1968
riêng, kế hoạch Xuân 1969 riêng; hoặc là nhập cả đông 1968 với
xuân 1969 thành một kế hoạch. Nếu theo phương án thứ hai thì
thời gian hoạt động đợt mùa đông 1968 nên bắt đầu muộn hơn
và đợt mùa xuân 1969 nên sớm hơn dự định.
Với chiến trường Nam Bộ, sau khi nghiên cứu kế hoạch đông
xuân 1968-1969 do các đồng chí Nguyễn Văn Linh và Lê Đức
Anh báo cáo và qua theo dõi Bộ Chỉ huy Miền tổ chức triển khai
thực hiện kế hoạch, ngày 23/11, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp
điện cho Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền Hoàng Văn Thái, nhắc nhở:
- Cần thực hiện cho kỳ được nhiệm vụ chiến lược đông xuân
1968-1969. Trước mắt, trong đợt đông 1968, phải kết hợp đẩy
mạnh chiến tranh du kích đi đôi với đấu tranh chính trị ở trọng
điểm Sài Gòn; chú trọng đẩy mạnh hoạt động ở trọng điểm,
đồng thời đẩy mạnh việc giải phóng nông thôn đồng bằng sông
Cửu Long; chú trọng diệt các lực lượng kìm kẹp, cơ quan đầu
não, phương tiện chiến tranh, lực lượng dự trữ của ngụy, như
trường huấn luyện, trường sĩ quan của chúng.
- Trong việc chuẩn bị cho đợt cao điểm mùa xuân 1969, cần
chú trọng vấn đề kế hoạch hoạt động của bộ đội chủ lực, vai trò
của lực lượng đặc công. Muốn vậy, phải tăng cường cơ quan
lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp các đơn vị đó. Hiện tại lực lượng đặc
công của Nam Bộ còn ít so với nhiệm vụ, nên chuyển một số bộ
410