Page 418 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 418
Nhưng cũng có ý kiến ngược lại. Cũng có ý kiến cho rằng đối với
những vùng đồng bằng bị địch tạm chiếm, ta chỉ có thể kiểm
soát được vào ban đêm, v.v..
Theo dự thảo báo cáo của Cục Tác chiến, xuất phát từ so
sánh lực lượng hai bên và cách đánh của ta khi địch mở cuộc
tiến công xâm lược miền Bắc, chúng ta thấy rõ địch tuy quân
đông, trang bị mạnh, nhưng cũng phải dựa vào khả năng hậu
cần tiếp tế từ xa, không thể một lúc muốn đưa bao nhiêu quân
vào đồng bằng cũng được. Ta tuy trang bị kém nhưng phát huy
được sức mạnh tổng hợp của cả ba thứ quân, có khả năng phát
triển chiến tranh du kích lên trình độ cao trong thế trận toàn
dân đánh giặc đã được triển khai chuẩn bị sẵn, nên địch đi đến
đâu cũng bị bao vây bởi mạng lưới chiến tranh nhân dân.
Chúng có thể đóng một số địa điểm xung yếu nhưng không thể
khống chế được toàn bộ vùng đồng bằng rộng lớn.
Bởi vậy, trong quyết tâm chiến lược Bộ xác định, nếu địch
yếu, ta giữ toàn bộ hoặc đại bộ phận vùng đồng bằng; nếu địch
mạnh, ta giữ trọng điểm. Nhưng trong bất kỳ tình huống nào,
ta cũng phải giữ vững vùng rừng núi, trung du, bảo vệ được
người và của ở đồng bằng. Theo tinh thần đó, không thể hiểu
nội dung "làm chủ đồng bằng" đồng nghĩa với "giữ đất đai".
Nhưng nếu quan niệm "làm chủ đồng bằng" là bảo vệ được dân
và tài sản để phục vụ cho chiến tranh, không để cho địch cướp
người cướp của và tàn sát nhân dân, bảo vệ được chính quyền
của ta, không cho địch tiến hành được "bình định", lập chính
quyền tay sai, thì khả năng đó ta có thể làm được.
Theo ý kiến đề nghị của Cục Tác chiến, trong phương án
tác chiến của quân khu, để tránh hiểu nhầm và lẫn lộn với
quyết tâm chiến lược của Bộ, cấp khu không nên dùng cụm từ
416