Page 438 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 438
bằng, trong thành phố (thị xã) bằng mọi phương thức thích hợp
để khôi phục lại thế của ta; 3) Khu 5 cần nghiên cứu sử dụng
chủ lực và nghiên cứu phương thức tác chiến thích hợp để đánh
một số trận tiêu diệt gọn và đau; 4) Tây Nguyên cần cân nhắc
kỹ việc vây hãm địch trên hai hướng Plâyku và Đức Cơ (có làm
lực lượng ta bị phân tán hay không?). Phải tiết kiệm đạn pháo
trong vây hãm địch, tính toán kỹ để có đủ đạn cho đợt hoạt
động tiếp theo. Trong đánh giao thông, phải nghiên cứu tạo
điều kiện để phục kích tiêu diệt một số đoàn xe của địch.
Nửa tháng sau khi phát động đợt hoạt động mùa xuân 1969,
Quân ủy Trung ương nhận định địch ngày càng bộc lộ rõ sự
lúng túng trong chiến lược phòng ngự bị động. Địch vẫn phán
đoán ta sẽ tiếp tục tiến công vào đô thị nên chúng chú trọng
phòng giữ ở các thành phố và khu căn cứ, do đó, nông thôn bị sơ
hở. Trong bức điện gửi các chiến trường ngày 9/3/1969, sau khi
nêu lên yêu cầu phát huy sức mạnh và cách đánh của đặc công,
pháo binh vào cơ quan đầu não và các căn cứ, kho tàng của địch,
làm cho chúng thiệt hại và luôn căng thẳng, Thường trực Quân
ủy Trung ương nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh tiến công kết hợp
với nổi dậy. Bức điện viết: Ở vùng nông thôn, lợi dụng lúc địch
đang tập trung đối phó ở các đô thị và căn cứ, tranh thủ tiêu diệt
bọn chỉ huy, lực lượng ác ôn; kết hợp đẩy mạnh đấu tranh chính
trị và binh vận nhằm phân hoá hàng ngũ địch, làm tan rã lực
lượng bảo an dân vệ, diệt đồn bốt lẻ, thực hiện bằng được quyết
tâm đánh bại âm mưu "bình định cấp tốc" của địch; đẩy mạnh
đánh giao thông một cách thường xuyên, tổ chức các đội chuyên
trách và tăng cường trang bị để các đội này hoàn thành tốt
nhiệm vụ... Quân ủy Trung ương nhắc các chiến trường tăng
cường nghi binh làm cho địch tiếp tục không rõ được ý định của
ta, buộc chúng phải phân tán hỏa lực và binh lực...
436