Page 449 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 449
trọng điểm, có lực lượng địa phương mạnh; tăng cường sự lãnh
đạo của Quân ủy Trung ương, của các Quân khu ủy và các cấp ủy
đảng địa phương đối với toàn bộ công tác quân sự địa phương;
đồng thời chú trọng kiện toàn cơ quan chỉ đạo công tác quân sự
địa phương ở các cấp.
5. Tăng cường công tác quản lý vũ khí, trang bị vật tư, ngân
sách, tăng cường cơ sở bảo đảm vật chất, kỹ thuật của quân đội.
6. Tăng cường công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ.
7. Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức
và công tác đảng.
8. Tăng cường chỉ đạo công tác chính sách; nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung các chế độ, chính sách cho phù hợp với tình hình,
phù hợp với khả năng kinh tế của Nhà nước và đơn giản trong
tổ chức thực hiện.
9. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế với củng cố quốc
phòng.
10. Tiếp tục giúp đỡ cách mạng Lào, tăng cường đoàn kết hữu
nghị giữa quân đội ta với quân đội các nước anh em.
Trải qua một năm đàm phán, Hội nghị Paris vẫn chưa có
dấu hiệu tiến triển. Tình hình đòi hỏi phải kịp thời có chủ
trương mới, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống phức tạp xảy
ra, kể cả khả năng chiến tranh có thể kéo dài. Ngày 7/5/1969,
Tổng Tư lệnh chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu biên soạn
bản Kế hoạch chiến lược I về cách mạng miền Nam. Nội dung
1
bản kế hoạch gồm bốn phần: 1) Đánh giá tình hình; 2) Mục tiêu
___________
1. Gọi là Kế hoạch chiến lược I (buộc Mỹ xuống thang chiến tranh và
rút quân) vì sau đó còn có Kế hoạch chiến lược II, theo khả năng tiến tới
một giải pháp chính trị.
447