Page 484 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 484
Nam Bộ, nhưng chưa có thay đổi gì lớn quanh vùng trọng
điểm Sài Gòn; năm 1970 ở Nam Bộ, Mỹ còn khoảng 2 đến
3 sư đoàn, chủ yếu tổ chức phòng ngự ở phía bắc và phía đông
Sài Gòn, Tân Sơn Nhất, Biên Hoà, Vũng Tàu. Mỹ có thể kết
hợp với quân ngụy mở những cuộc hành binh nống ra ở mức
độ hạn chế.
Về phần ta, trên cơ sở phát triển chiến lược tiến công trên cả
ba vùng, cần tạo điều kiện để các vùng có thể hỗ trợ đắc lực cho
nhau; xác định phương hướng tiến công phải có trọng điểm để
có sự chỉ đạo tập trung.
Vùng trọng điểm Sài Gòn: đẩy mạnh hoạt động quân sự,
chính trị, trước mắt phát động phong trào đòi chấm dứt chiến
tranh, đòi quân Mỹ rút về nước. Tuỳ tình hình phát triển, khi
có điều kiện, có thời cơ thì có thể tổ chức đợt tiến công lớn và nổi
dậy của quần chúng.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: tập trung làm chuyển biến
cơ bản tình hình, diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng
quân ngụy (cả lực lượng kìm kẹp và phòng vệ dân sự), giành
đại bộ phận nhân dân về phía ta, mở rộng vùng nông thôn,
phát triển du kích, tăng cường bộ đội địa phương và kiện toàn
chủ lực.
Về lực lượng chủ lực và vùng rừng núi: các chiến dịch của
chủ lực ở vùng rừng núi và tuyến trung gian phải nhằm đánh
đau quân Mỹ (trọng điểm là Sư đoàn 1 kỵ binh bay), diệt chủ
lực cơ động ngụy, làm chủ vùng rừng núi, giữ và kìm chân địch,
hỗ trợ trực tiếp cho trọng điểm Sài Gòn và phối hợp với đồng
bằng sông Cửu Long.
Thường trực Quân ủy Trung ương gợi ý Nam Bộ nên tổ chức
thành hai đợt hoạt động: đợt đông, phối hợp tiến công quân sự,
482