Page 279 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 279
Chợ Đồn gặp nhau ở bản Poi (cách Bắc Kạn 20 km trên đường
Bắc Kạn - Chợ Đồn).
2- Ngày 10, bộ binh cơ giới (xuất phát từ Lạng Sơn đêm 7/10)
phối hợp với quân dù chiếm Cao Bằng rồi cho một bộ phận tiến
xuống Bắc Kạn (dự kiến ngày 12) để cùng lực lượng ở Chợ Đồn tiến
sang Đài Thị kịp hội quân (vào ngày 13) với cánh hướng tây từ
Đoan Hùng, Tuyên Quang lên bằng đường số 2, sông Lô và sông
Gâm. Đài Thị (điểm hội quân) cách Chiêm Hoá chừng 15 km ngược
dòng sông Gâm.
3- Sau khi hoàn thành tổ chức phòng thủ ở Chợ Mới (dự kiến
trong ngày 11) sẽ tiến hành càn quét và tuần tiễu trên đường số 3
và đường Chợ Mới - phố Bình Gia.
Bước 2: Mang tên Clo Clo, lấy vùng Chợ Chu làm trọng điểm.
Dự kiến: Ngày 14 đánh chiếm huyện lỵ Định Hoá (Chợ Chu) từ
các hướng: Từ Bắc Kạn xuống và từ chợ Mới sang, phối hợp với
quân dù nhảy thẳng xuống Chợ Chu. Một đơn vị dù khác nhảy
xuống phía nam huyện lỵ, chặn đường Chợ Chu - Thái Nguyên.
Sau đó tùy tình hình mà lùng sục càn quét trong khu tam giác
Bắc Kạn - Chợ Chu - Chợ Mới.
Sau khi thảo luận, mọi người nghe Tổng Chỉ huy rút ra mấy
kết luận quan trọng, cũng là nội dung sẽ báo cáo với Thường vụ
trong cuộc họp sắp tới:
1- Địch hình thành hai gọng kìm lớn kẹp lấy căn cứ địa Việt
Bắc: Gọng kìm hướng đông dài hơn 400 km, hướng tây hơn 250 km.
Trên địa bàn từ Trung du lên Việt Bắc, không gian cuộc hành binh
gồm tám tỉnh, nhưng tập trung vào khu tứ giác Tuyên Quang - Đài
Thị - Bắc Kạn - Thái Nguyên (chừng 3.600 km ) trong đó trọng điểm
2
2
càn quét lùng sục là Bắc Kạn - Chợ Chu - Chợ Mới (chừng 300 km ).
2- Điểm mạnh của địch là ưu thế về máy bay, pháo binh, cơ
giới. Nhưng ưu thế đó không phát huy được đầy đủ trên chiến
trường rừng núi, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa đông.
277