Page 483 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 483
27 đại đội lẻ (phần lớn là quân ngụy công giáo), lực lượng cơ động
trong vùng gồm 4 tiểu đoàn bộ binh (2 tiểu đoàn ngụy), 3 đại đội
biệt kích, 1 đại đội bộ binh lẻ, 1 đại đội thủy quân lục chiến. Theo
đề án được Tổng Quân ủy phê duyệt, lực lượng của ta tham gia
chiến dịch gồm 3 đại đoàn 304, 308, 320, 5 đại đội pháo, 1 trung
đoàn công binh và lực lượng vũ trang địa phương. Chỉ tiêu tiêu
diệt địch đề ra là 3 tiểu đoàn địch.
Do thành phần Đảng ủy trong chiến dịch này gồm một số
đồng chí lãnh đạo Liên khu 3 nên cuối tháng 4 các ông Võ
Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh đã lên đường để kịp cùng tập
thể thảo luận phương án tác chiến. Tham mưu trưởng Hoàng Văn
Thái và một bộ phận Sở Chỉ huy chiến dịch đã lên đường trước đó
một tuần. Rất hiếm có điều kiện gặp cán bộ lãnh đạo vùng sau
lưng địch nên ngay khi đến nơi, Tổng Tư lệnh dành nhiều thời
gian làm việc với các tỉnh và Ban Chỉ huy Trung đoàn 42, chủ lực
của liên khu, để trực tiếp nắm thêm tình hình. Khi trao nhiệm vụ
cho các địa phương trong liên khu phối hợp với hướng chính của
chiến dịch, Tổng Tư lệnh nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển chiến
tranh du kích, nhất là tổ chức phá hoại đường sá, đánh mạnh
trên các trục đường 5, 1, 6, 10, 21, 22 và đê Đại Hà; đẩy mạnh
công tác ngụy vận; sẵn sàng kế hoạch chống địch càn quét, bảo vệ
nhân dân gặt lúa và giữ lúa. Riêng đối với Tả Ngạn, Trung đoàn
42 phải kịp thời triển khai để phối hợp hoạt động với chủ lực ở
Hữu Ngạn và khuếch trương chiến quả sau khi chiến dịch kết
thúc. Bộ đội địa phương các tỉnh sẽ đặt dưới quyền chỉ huy của
các đại đoàn chủ lực (Hà Nam/320, Nam Định/308, Ninh Bình và
tiểu đoàn chủ lực của Thanh Hoá/304).
Đúng như dự kiến của Đảng ủy, tình hình địch đã sớm có
những biến động. Một bộ phận của GM4 do Thomazzo chỉ huy đã
thấy xuất hiện ở Phủ Lý. Dự kiến địch có phương tiện cơ giới nên
chúng triệt để lợi dụng các đường giao thông thủy, bộ để cơ động
481