Page 263 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 263

“tràn ngập lãnh thổ”, cắm cờ lấn đất, giành dân trước 45 giờ khi

            hiệp định có hiệu lực. Thiệu hò hét: “Nếu Việt cộng dùng súng lục
            thì “quốc gia” trả lời bằng súng cối, súng đại bác”. Thiệu ra lệnh xử
            bắn người nào hoan nghênh hòa bình, xử bắn binh lính bỏ trốn; buộc
            các nhà dân sơn cờ ba sọc trước nhà. Thiệu đề ra kế hoạch bình định

            năm 1973:
                Lấn chiếm 85% đất, kiểm soát 95% dân. Trước mắt hòa hoãn ở
            vùng rừng núi ít dân, tập trung bình định lấn chiếm ở vùng đông
            dân nhất là đồng bằng sông Cửu Long, lấy Mỹ Tho (T2) và Chương
            Thiện (T3) làm trọng điểm.

                Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Vùng 4 chiến thuật triển khai kế
            hoạch bình định lấn chiếm năm 1973 với khẩu hiệu: “Trên hòa bình,
            dưới chiến tranh, ngoài hòa hợp, trong bình định”.
                Cụ thể:
                Đợt I bình định Chương Thiện từ tháng 3 đến tháng 5/1973.

                Đợt II bình định U Minh từ tháng 6 đến tháng 9/1973.
                Đợt III bình định lấn chiếm Cà Mau từ tháng 10/1973 đến tháng
            9/1974.
                Ngày 23/1/1973, Nguyễn Văn Thiệu đến Cần Thơ kiểm tra kế
            hoạch chống phá Hiệp định Pari và tuyên bố: “Cuộc chiến tranh đã

            bắt đầu”.
                Ngày 28/1/1973, Hiệp định Pari có hiệu lực, theo quy định hai
            bên ngừng bắn tại chỗ. Hôm ấy đồng chí Võ Văn Kiệt làm việc với
            Thành ủy Cần Thơ tại Hỏa Lựu rồi đến Trung đoàn 1 ở hai ngày.

            Tại Long Mỹ, Chương Thiện, đồng chí Võ Văn Kiệt trực tiếp chứng
            kiến những hành động vi phạm Hiệp định của Mỹ - ngụy, trực tiếp
            chứng kiến máy bay địch ném bom ở chiến trường trọng điểm. Đồng
            chí Võ Văn Kiệt chỉ thị ngay trong Trung đoàn 1 “đứng” hẳn trong
            dân, bảo vệ dân, trừng trị quân ngụy lấn chiếm vi phạm Hiệp định.

            Qua tin tức, đồng chí còn biết chiến tranh vẫn tiếp diễn ác liệt khắp
            đồng bằng sông Cửu Long.

                                                                             261
   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268