Page 285 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 285
chân tay” của dưới là không phù hợp thực tế. Trước tình hình trên,
đồng chí Võ Văn Kiệt - Bí thư Khu ủy - Bí thư Quân khu ủy, Chính
ủy Quân khu đã nhanh chóng thống nhất với đồng chí Tư lệnh Quân
khu - Lê Đức Anh, chỉ thị cho lực lượng vũ trang quân khu cũng như
các tỉnh, huyện, xã trên địa bàn chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến
đấu của Tư lệnh Quân khu.
Sau bốn tháng chiến đấu (từ tháng 4 đến ngày 30/8/1973), lực
lượng vũ trang Quân khu 9 do lãnh đạo chỉ huy nắm vững quan
điểm vũ trang, tư tưởng cách mạng tiến công, sớm xây dựng quyết
tâm chiến đấu, chủ động đề ra các kế hoạch đánh địch, đồng thời
kiên trì đề nghị lên trên giữ nguyên thế bố trí 4 trung đoàn chủ lực
của khu vừa đánh địch vừa hỗ trợ cho các địa phương chống bình
định lấn chiếm, Quân khu 9 đã đánh bại lần lượt 75 tiểu đoàn địch,
làm tan rã 33 tiểu đoàn khác, giữ được đất, bảo vệ dân, giải phóng
thêm một vùng rộng lớn.
Thực tiễn này đã giúp cho Trung ương ra Nghị quyết 21 (tháng
10/1973), đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam sau khi có
hiệp định.
Sau khi có Nghị quyết 21, Bộ Chính trị đã cử các đồng chí Tố
Hữu, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Thọ Chân vào miền Nam để truyền
đạt nghị quyết. Tuy Nghị quyết 21 đã ra đời, song đồng chí Lê Duẩn
còn băn khoăn là nghị quyết như vậy có sát với thực tế chiến trường
chưa? Đồng chí đã điện gọi đại diện lãnh đạo các quân khu phía
Nam ra trực tiếp báo cáo.
Đầu tháng 11/1973, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 cử đồng
chí Võ Văn Kiệt ra báo cáo tình hình thực tế Khu 9 với Trung ương.
Sau 14 ngày hành quân bộ khá thuận lợi, ông đến Hà Nội, hoàn
thành xong nhiệm vụ báo cáo với Trung ương, ông được Bộ Chính
trị tiếp tục phân công trở lại chiến trường Nam Bộ, song trên cương
vị mới trong Trung ương Cục.
*
* *
283