Page 435 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 435
Thế là tôi trải qua 8 năm làm ở Đài Truyền hình trước khi về
công tác ở Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng của Thành ủy.
Không hiểu sao cuộc đời, cuộc chiến đấu luôn cho tôi được vinh
dự gắn bó với anh qua những mô mốc của lịch sử Tây Nam Bộ và của
Sài Gòn từ những năm dài kháng chiến đến những năm đầu giải
phóng. Anh không những là một nhà lãnh đạo rất hiểu và thương
cán bộ, mà còn là người cha rất mực thương con, đặc biệt là không
bao giờ lợi dụng vị trí của mình để đưa con vào những địa vị, những
chức quyền mà chúng không có khả năng. Anh đã lấy tên con đặt bí
danh cho mình, như một thời là Chín Dũng, Dũng là tên con trai lớn
đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ và sau này là tên Sáu Dân,
tên con gái. Dũng con trai anh được tổ chức cho tập kết đi học ở miền
Bắc hồi năm 1954. Học hết phổ thông, cậu ta đòi về Nam chiến đấu
chứ nhất quyết không chịu học cao hơn nữa. Về miền Nam, cậu ta
đòi đi bộ đội. Anh Sáu đưa qua chỗ anh Sáu Nam (Lê Đức Anh) lúc
đó làm Tư lệnh Quân khu 9.
Tôi nhớ, khoảng giữa năm 1970, tôi phụ trách phân ban của
Tỉnh ủy Sóc Trăng ở vùng Hồng Dân - Vĩnh Lợi. Một bữa nọ, cậu
bảo vệ dẫn vào căn chòi làm việc của tôi ở vùng căn cứ xã Ninh Quới
một cậu thanh niên đẹp trai trong bộ quân phục màu xám đã cũ,
nói: “Cậu này xin gặp chú!”. Hỏi ra tôi mới biết đó là Dũng con anh
Kiệt. Cậu ta nói: “Cháu trong đội bảo vệ chú Lê Đức Anh. Biết căn
cứ của chú có nhiều hầm bí mật nên đến xin chú nhường cho chú Tư
lệnh một cái hầm tươm tất để phòng khi giặc càn. Hiện nay đoàn
của cháu cùng chú Tư lệnh đi chiến trường, đóng tạm ở khu rừng lá
giáp với căn cứ của chú, chưa kịp làm hầm cho chú Tư lệnh”.
Tôi cười vỗ vai cháu: “Được quá đi chớ, người bảo vệ của chú sẽ
dẫn cháu đi xem hầm và về báo lại với chú Sáu Nam”.
Sau đó, chú cháu tôi vừa uống trà vừa tâm tình. Tôi hỏi cháu
sao không đi học một lớp chính trị rồi ra làm cán bộ mà đi làm bảo
vệ. Cháu đáp: “Cháu đòi đi chiến đấu mà ba cháu chưa chịu nên
gởi cháu qua chỗ chú Sáu Nam, nói để có thời gian làm quen chiến
433