Page 609 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 609
xa nguồn nguyên liệu, vì các mỏ dầu phần lớn nằm ở thềm lục địa
phía Nam, v.v..
Nếu ai đã từng nghiên cứu về địa lý kinh tế cũng biết nguyên tắc
sơ đẳng nhất là “sản xuất công nghiệp phải gần với nguồn nguyên
liệu”. Hôm họp Quốc hội để thông qua đề án này, có một đồng chí
lãnh đạo của Quốc hội phát biểu rằng đồng chí có số liệu cụ thể là
nếu làm Dung Quất, thì mỗi năm ta bị thiệt hại rất lớn. Cho nên
không nên làm ở Dung Quất, mà vẫn nên làm ở Tuy Hạ, vì ở đó đã
xây dựng được một số công trình hạ tầng rồi.
Riêng tôi, thì tôi có hai cái lo: Một là, tỉnh Quảng Ngãi có hải
cảng đủ sức cho các loại tàu biển lớn ra vào không? Hai là, ta có đủ
nước ngọt để phục vụ cho việc lọc dầu không? Vì lọc dầu phải tốn
nước ngọt nhiều lắm. Tôi đem hai băn khoăn này hỏi riêng đồng chí
Võ Văn Kiệt, thì đồng chí trả lời là: Ta có cảng nước sâu, các loại tàu
biển loại lớn có thể ra vào được dễ dàng. Còn về nước ngọt phục vụ
cho việc lọc dầu thì các anh em cán bộ kỹ thuật có tính toán hết rồi!
Tôi thấy an tâm. Sau đó, đồng chí phê bình một đồng chí lãnh đạo
của Quốc hội, khi còn giữ chức vụ lãnh đạo Quốc hội thì anh ấy tán
thành việc xây dựng Dung Quất, nhưng khi không còn giữ chức vụ
lãnh đạo nữa thì anh phản đối.
Riêng ý kiến tôi, thì có mấy suy nghĩ:
- Khi nói về địa lý kinh tế, thì phải nói cả hai phía: sản xuất
phải gần nguyên liệu là việc tất nhiên, nhưng còn phải chú ý gần
nơi tiêu thụ nữa! Nếu ta xuất bán dầu cho các nước ở vòng cung phía
Nam nước ta thì khác. Nhưng nếu bán dầu ở các nước phía Bắc thì
gần hơn. Hôm đó cũng có một đại biểu ở ngành dầu khí phát biểu:
“Chúng tôi có tính toán rồi. Nếu tính cả nơi sản xuất và nơi tiêu thụ,
thì chi phí cũng tương đương nhau”.
Tôi biết có một yếu tố khác mà Tập đoàn Total của Pháp không
bao giờ tính đến là “yếu tố chính trị”. Vì họ là công ty của một nước
tư bản thì họ chỉ tính lợi nhuận là chủ yếu, chớ đâu có tính đến yếu
607