Page 74 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 74
những người trước đây ở phía bên kia chiến tuyến, lời kêu gọi đồng
thuận, hướng về phía trước, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc, tất cả vì một Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Ở đồng chí Sáu
Dân - Võ Văn Kiệt, đại đoàn kết dân tộc xuất phát từ niềm tin sâu
sắc: Yêu nước không là độc quyền của riêng ai; Tổ quốc là của tất
cả mọi người Việt Nam; mọi người Việt Nam đều có quyền và trách
nhiệm đóng góp cho đất nước. Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh,
ông cho rằng đoàn kết có nghĩa là chung lòng, chung sức xây dựng
và bảo vệ đất nước, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, vượt lên
trên những sự khác biệt, kể cả sự khác nhau về chính kiến. Mãi
mãi ghi nhớ và biết ơn những hy sinh, mất mát không kể xiết của
dân tộc ta để giành độc lập, thống nhất, chúng ta càng thấm thía
về đòi hỏi tất yếu phải đoàn kết hòa hợp dân tộc, phải khơi dậy và
phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn
dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta càng
quý trọng tấm gương của đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt về đại
đoàn kết dân tộc.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, ông luôn có
mặt tại chiến trường Nam Bộ, thành đồng Tổ quốc, ở nhiều tỉnh và
ở chính tại Sài Gòn, sống giữa lòng dân, đảm đương rất nhiều trọng
trách, cùng với đồng bào và chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân
vượt qua biết bao gian khổ, ác liệt, hy sinh, lập nên những chiến
công hiển hách, đóng góp quan trọng vào chiến công chung vĩ đại
của cả dân tộc ta. Tôi muốn đặc biệt nêu lên một cống hiến to lớn vào
bậc nhất của ông trong thời gian sau Hiệp định Pari đầu năm 1973,
khi ông là Bí thư Khu ủy đồng thời là Chính ủy Quân khu 9. Cùng
với Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu, ông và Phó Bí thư Khu ủy -
Tư lệnh Quân khu Lê Đức Anh đã có một quyết định hành động rất
chiến lược, rất dũng cảm và đầy trách nhiệm, phù hợp với tình hình
thực tế của chiến trường, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và
72