Page 171 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 171

Chương IV: HOẠT ĐỘNG TRONG KHÁNG CHIẾN...               167                         168                                  VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ


             đánh chiếm Tòa hành chính Quận 5, ở khu vực cầu Ông                                     Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã làm đảo lộn thế
             Lãnh, cầu Kho,  đường Trần Hưng  Đạo, khu Bàn Cờ,                                   chiến lược giữa ta và  địch trên  chiến trường miền
             Xóm Chiếu. Tại những nơi có Quân giải phóng tiến                                    Nam; làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của
             công, người dân làm nhiệm vụ dẫn  đường, tiếp tế, tải                               Mỹ, đặc biệt là đã giáng một đòn chí mạng vào ý chí
             thương, che giấu quân, bảo đảm hậu cần cho bộ đội bám                               xâm lược của  đế quốc Mỹ. Thất bại nặng nề  ở miền

             trụ chiến đấu được nhiều ngày. Tại các vùng nông thôn                               Nam và miền Bắc nước ta, buộc  đế quốc Mỹ phải
             ven đô, du kích, tự vệ cùng quần chúng nổi dậy diệt tề                              xuống thang chiến tranh và  chấp nhận ngồi vào  bàn
             ngụy ác ôn, phá ấp chiến lược, phá đường giao thông,                                đàm phán với ta tại Hội nghị Pari; phải thay đổi chiến
             một số nơi nhân dân lật đổ chính quyền địch, thành lập                              lược chiến tranh  từ “Chiến tranh cục bộ” sang “Việt
             Ủy ban nhân dân cách mạng, tổ chức cho  thanh niên                                  Nam hóa  chiến  tranh”; rút dần quân viễn chinh về
             theo bộ đội... Đợt 2 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy                             nước, mở ra giai  đoạn phát  triển mới cho cách  mạng

             tại Sài Gòn - Gia Định kết thúc ngày 18-6-1968. Trên                                miền Nam. Trong thắng lợi to lớn đó, có đóng góp vô
             chiến trường Nam Bộ, tiếng súng tiến công vẫn còn nổ,                               cùng quan trọng của đồng bào, chiến sĩ, đặc biệt là có
             nhưng chiến sự đã chuyển dần về các địa bàn xa đô thị.                              sự chỉ  đạo tài tình của Khu  ủy Sài Gòn - Gia  Định,
                 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đợt đầu Xuân Mậu                                 đứng đầu là Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt. Đến tháng 7-
             Thân 1968 là một mốc son chói lọi trong lịch sử kháng                               1968, Bộ Chỉ huy Miền quyết định rút hết các đơn vị vũ
             chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Trong một                                  trang ra khỏi địa bàn thành phố, các phân khu, giao lại
             thời gian  ngắn, chúng ta  đã  đưa cuộc chiến  đấu quy                              địa bàn các quận nội thành lại cho Phân khu 6, đồng

             mô lớn vào  tận sào huyệt của  địch, làm  chuyển biến                               chí Võ Văn Kiệt tiếp tục  được chỉ  định làm  Bí  thư
                                                                                                                                                            1
             nhanh chóng và mạnh mẽ cục diện chiến tranh, nâng                                   Thành ủy Sài Gòn - Gia Định.
             cao uy thế của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam                                     Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
             Việt Nam ở trong nước và trên thế giới; tạo thuận lợi                               1968, lực lượng vũ trang và cơ sở cách mạng ở Sài Gòn -
             mới cho cuộc chiến tranh. Chính  trong  bối cảnh  đấu                               Gia Định bị thương vong và tổn thất nặng nề. Tư tưởng
             tranh đó, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và

             hòa bình miền Nam Việt Nam ra đời, tiếp thêm tiếng                                  _________
             nói và lực lượng đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược                                    1. Ban Chấp hành  Đảng bộ  Đảng Cộng sản Việt Nam Thành
             và chính quyền tay sai.                                                             phố Hồ Chí Minh:  Lịch sử  Đảng bộ  Đảng Cộng sản Việt Nam
                                                                                                 Thành phố Hồ Chí Minh, tập II, (1954-1975), Sđd, tr.250.
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176