Page 114 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 114
112 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)
chính trị - pháp lý quan trọng, điều chỉnh những quan hệ xã hội
trọng yếu nhất, có tính nền tảng, thể hiện bản chất của Nhà
nước và chế độ; là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực
pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, bảo đảm sự ổn định
chính trị - xã hội và chủ quyền quốc gia. Từ khi thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, Nhà nước ta đã ban hành
bốn bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm
1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (được sửa
đổi, bổ sung một số điều năm 2001).
Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong những năm
đầu của thời kỳ đổi mới, nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do
Ðại hội toàn quốc lần thứ VII của Ðảng đề ra (tháng 6/1991).
Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 20 năm thực hiện
Cương lĩnh năm 1991 và gần 20 năm thực hiện Hiến pháp
năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có
ý nghĩa lịch sử. Ðại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trên cơ
sở tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25 năm đổi mới, đã
thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Báo cáo chính trị
của Ðại hội, xác định rõ mục tiêu, định hướng tiếp tục đổi mới,
phát triển toàn diện, nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Ðại hội đã quyết định phải khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm
vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc rất
khó và hệ trọng, cần được tiến hành một cách khoa học và chặt
chẽ dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương. Vì vậy,
tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương cần thảo luận,