Page 13 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 13
65 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ VẺ VANG... 11
để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quốc hội đã từng bước
mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước anh em, bè bạn trên
thế giới nhằm tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân yêu
chuộng hòa bình đối với cuộc kháng chiến của dân tộc. Sau
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, kể
từ khóa VI (1976 - 1981), chúng ta có Quốc hội chung của cả
nước. Quốc hội đã ban hành những quyết định hết sức quan
trọng nhằm tiếp tục củng cố và phát huy thành quả của cách
mạng, xây dựng Nhà nước Việt Nam thống nhất, trong đó có
Hiến pháp năm 1980, các đạo luật và nghị quyết về tổ chức và
hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết
cho hoạt động của bộ máy nhà nước và toàn xã hội trong điều
kiện cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm 1980 - 1992, hoạt động theo Hiến pháp
năm 1980, chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được xác định
đầy đủ và cụ thể hơn. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan duy nhất có quyền
lập hiến và lập pháp; quyết định những chính sách cơ bản về
đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa,
những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; thực hiện
quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Ngoài các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước được ban hành
mới theo Hiến pháp năm 1980, lần đầu tiên Quốc hội đã ban
hành Bộ luật hình sự (năm 1985), Luật hôn nhân gia đình
(năm 1986), thể hiện bước phát triển đáng kể trong hoạt động
lập pháp của Quốc hội.