Page 26 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 26
24 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)
Từ khóa VI trở đi, Quốc hội nước ta là Quốc hội của nước
Việt Nam thống nhất, kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày
25/4/1976, đã tích cực xây dựng hệ thống pháp luật, đồng thời
quyết định nhiều vấn đề quan trọng trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước. Quốc
hội các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII tiếp tục kế thừa và phát huy
những thành quả và kinh nghiệm của Quốc hội các khóa trước,
ngày càng chủ động, sáng tạo trong đổi mới, có bước tiến quan
trọng cả về tổ chức và hoạt động, thúc đẩy việc phát huy sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nền dân chủ và Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đóng góp xứng đáng vào thành
tựu to lớn của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhìn một cách tổng thể, chúng ta nhận thấy, mỗi khóa
Quốc hội đều để lại những dấu ấn riêng và đều hoàn thành
trọng trách mà nhân dân giao phó, thực hiện đúng chức năng
lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước. Về hoạt động lập hiến, từ khi ra đời đến
nay, Quốc hội đã xây dựng và ban hành bốn bản Hiến pháp:
Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm
1980 và Hiến pháp năm 1992. Đây là những đạo luật cơ bản của
Nhà nước, tạo lập nền tảng chính trị, pháp lý cho sự phát triển
ổn định và bền vững của đất nước, quy định những vấn đề
quan trọng nhất về quyền lực nhà nước; chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; cơ cấu tổ chức và
cách thức hoạt động của bộ máy nhà nước; quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân.
Hoạt động lập pháp ngày càng được đẩy mạnh và có nhiều
tiến bộ cả về số lượng và chất lượng nhằm thể chế hóa các